Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-10-12 16:43:13    
Chặng đường thăm dò vũ trụ của nhân loại

cri
Ngày 12 đối với 1,3 tỷ nhân dân Trung Quốc mà nói là một ngày rất đáng ghi nhớ, vào hồi 9 giờ sáng hôm nay, Tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 6 của Trung Quốc đã phóng thành công tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền. Hai phi công vũ trụ Trung Quốc Phí Tuấn Long 40 tuổi và Nhiếp Hải Thắng 41 tuổi sẽ điều khiển con tàu bay 119 giờ đồng hồ trên vũ trụ và sau đó trở về mặt đất ở Khu tự trị Nội Mông Trung Quốc.

Tàu Thần Châu 6 được phóng là một lần thử thách về kỹ thuật hàng không vũ trụ có người lái bay trong nhiều ngày của Trung Quốc, đánh dấu công trình vũ trụ có người lái giai đoạn 1 của Trung Quốc kết thúc, đặt nền tảng cho việc đưa người lên mặt trăng trong sau này của Trung Quốc.  

Mặt trăng là hành tinh gần trái đất nhất, chỉ cách 380 nghìn km, từ xưa đến nay Mặt trăng đã để lại cho chúng ta biết bao những truyền thuyết tươi đẹp. Con người tìm hiểu về mặt trăng cũng đã trải qua hằng nghìn năm nay.

Năm 1959 Liên Xô phóng tàu vũ trụ không người lái mang tên "Mặt trăng số 2", đây là lần đầu tiên một thiết bị của con người đổ bộ xuống mặt trăng. Tiếp sau đó, tàu vũ trụ Mặt trăng số 3 đã truyền những bức ảnh đầu tiên về bề mặt của trái đất.

Sau đó Mỹ đã khởi động Chương trình tàu đổ bộ xuống mặt trăng A-pô-lô tiêu tôn 30 tỷ USD, và ngày 20-7-1969 tàu A-pô-lô 11 mang theo 3 nhà du hành vũ trụ đã đổ bộ xuống mặt trăng, đây là lần đầu tiên con người đặt chân xuống mặt trăng.

Sau thập niên 90 của thế kỷ trước, mọi người lại một lần nữa quan tâm mặt trăng, hứng thú về khai thác mặt trăng ngày càng gia tăng.

Ngày 20-7-1989, sau khi tổng thống Mỹ Bu-xơ tuyên bố ý tưởng sẽ trở lại mặt trăng, xây dựng cơ sở trên mặt trăng và qua đó xúc tiến việc thăm dò đối với sao hoả nhân kỷ niệm 20 năm tàu vũ trụ có người lái A-pô-lô đổ bộ xuống mặt trăng, các nước Mỹ, Nga, Châu Âu và Nhật đã bắt tay vào việc tổ chức lực lượng nghiên cứu, đưa ra các chương trình thăm dò mặt trăng của mình.

Tháng 4-1993, hơn 200 nhà khoa học của Mỹ, Châu Âu và Nhật đã hội tụ về Pháp và quyết định con người sẽ một lần nữa đưa các nhà du hành vũ trụ đổ bộ xuống mặt trăng trong thế kỷ 21, sẽ xây dựng cơ sở trên mặt trăng vào trước hoặc sau năm 2020, nhà máy phát điện bằng năng lượng mặt trời của con người trên mặt trăng sẽ cung cấp điện cho trái đất, Mặt trăng sau cải tạo có hy vọng sẽ cung cấp cho loài người một hành tinh sinh sống thích hợp.

Tháng 11-2000, Chính phủ Trung Quốc công bố Sách trắng "Hàng không vũ trụ Trung Quốc", tuyên bố với thế giới rằng: Trung Quốc sẽ tiến hành nghiên cứu việc thăm dò mặt trăng trong 10 năm tới. Việc này đánh dấu Chương trình thăm dò mặt trăng của Trung Quốc chính thức được khởi động.

Các chuyên gia Trung Quốc cho biết: Chương trình thăm dò mặt trăng của Trung Quốc được chia làm 4 giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là phóng thiết bị thăm dò tài nguyên mặt trăng vào trước năm 2005; giai đoạn thứ hai : phóng thiết bị thăm dò đổ bộ xuống mặt trăng vào trước năm 2010; giai đoạn thứ ba là thăm dò tại hiện trường thông qua các thiết bị như xe mặt trăng, người máy thông minh, v.v vào trước năm 2020; giai đoạn thứ 4 là phóng tàu lấy mẫu trở về trái đất, máy khoan bề mặt mặt trăng và người máy mặt trăng vào trước năm 2030, thu thập các mẫu liên quan và đưa về trái đất để tiến hành nghiên cứu, cung cấp các dữ liệu liên quan cho việc đưa người lên mặt trăng và xây dựng cơ sở trên mặt trăng trong tương lai.

Hiện nay các chuyên gia của Viện Hàn lâm khoa học và hàng không vũ trụ Trung Quốc đang nghiên cứu các công nghệ then chốt về thăm dò mặt trăng, hiện đã thu được một số nghiên cứu đột phá.

Thế nhưng các nhà khoa học Trung Quốc cũng ghi nhận một cách tỉnh táo rằng: người Trung Quốc đặt chân lên mặt trăng còn cần phải trải qua một quãng đường khá dài. Bởi vì tuy sự nghiệp hàng không vũ trụ có người lái của Trung Quốc đã thu được những thành tựu rực rỡ nhưng vẫn còn một khoảng cách so với trình độ tiên tiến thế giới.

Giáo sư Tiêu Duy Tân của Viện khoa học địa cầu và vũ trụ Trường Đại học Bắc Kinh cho rằng: việc này chủ yếu có 3 nguyên nhân. Một là hiện nay có ba hình thức đưa người vào vũ trụ, đó là tàu vũ trụ có người lái, tàu con thon và trạm vũ trụ, trong khi đó Trung Quốc hiện chỉ có một hình thức là tàu vũ trụ có người lái.

Hai là, tính đến nay cả thế giới đã thực hiện 246 chuyến bay có người lái vào vũ trụ, trong khi đó Trung Quốc mới chỉ thực hiện hai chuyến bay của tàu Thần Châu 5 và Thần Châu 6, có thể nói là mới cất bước đi đầu tiên trên con đường chinh phục vũ trụ.

Ngoài ra, Trung Quốc còn cần phải giải quyết một số kỹ thuật then chốt trong việc xây dựng trạm vũ trụ, ví dụ như vấn đề đi bộ ra ngoài vũ trụ, vấn đề tiếp nối qũi đạo, đây là hai kỹ thuật then chốt chưa được giải quyết. Chỉ sau khi thực lực kinh tế, công nghệ của Trung Quốc phát triển tới một trình độ nhất định mới có thể xem xét việc đưa người lên mặt trăng.