Hàng ngày vào lúc sáng sớm, khi trời còn tờ mờ sáng, chị Sơ-đan Yăng-jen đã phải thức dậy, cho hơn 200 con gà Tây Tạng quý báu của nhà chị ăn. Nhìn những chú gà trống mái, lớn nhỏ chạy theo chị mổ ăn, và còn kêu líp chíp luôn miệng, khiến chị Sơ-đan Yăng-jen rất phấn khởi, mong cho đàn gà Tây Tạng do mình chăm sóc chóng lớn, năm nay có thể bán được giá.
Chị Sơ-đan Yăng-jen năm nay 41 tuổi, gia đình chị ở thôn Zhông Sa, huyện Công-pu-jiang-đa cách La Sa thủ phủ khu tự trị Tây Tạng 270 km về phía Đông nam. Nơi đây là vùng cao nguyên thung lũng sông cách mặt biển 3500 mét. Hai đứa con của chị đều đang theo học đại học, cậu con trai lớn của chị đang học tại học viện y khoa Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến. Trước khi nuôi gà Tây Tạng, hai vợ chồng chị không thể gánh chịu nổi khoản tiền học phí của hai đứa con. Hàng năm vào tháng 5-6 là mùa đi đào đông trùng hạ thảo vị thuốc quý hiến của Tây Tạng, chồng chị dẫn hai cậu con trai lên núi đào đông trùng hạ thảo, bán lấy tiền nộp tiền học cho con, và duy trì cuộc sống cho gia đình.
Năm 2002, được sự động viên và giúp đỡ của chính quyền địa phương, chị Sơ-đan Yăng-jen cùng bà con bắt đầu nuôi giống gà Tây Tạng. Chị dùng khoản tiền 500 đồng mà chính quyền xã cho vay mua mấy chục con gà giống, tự mình trộn thức ăn cho gà, tận tâm chăm sóc. Đàn gà con dần dần lớn lên, đẻ trứng cũng ngày một nhiều, mấy năm đó nhà chị lại bán gà và trứng gà Tây Tạng, thu nhập hơn 5 nghìn đồng Nhân Dân tệ, không phải sống dựa và việc đi đào và bạn Đông trùng hạ thảo, dần dần đời sống được khá giả.
Trong ngôi nhà hai tầng của gia đình chị Sơ-đan Yăng-jen, chị mời chúng tôi những người khách đến từ phương xa cốc trà bơ thơm nồng. Trong phòng khách có đặt chiếc tủ lạnh cao 2 mét và một chiếc ti vi 25 in bên cánh có đầu máy DVD và máy điện thoại. Chị thường xuyên dùng máy điện thoại này để liên hệ với con trai học ở Hạ Môn. Nói đến hơn 200 con gà Tây Tạng quý báu của chị, chị Sơ-đan Yăng-jen nói:
Sau khi nuôi gà Tây Tạng, đời sống của gia đình tôi được nâng cao rất nhiều, chúng tôi bán gà, bán trứng, cũng lãi được nhiều tiền, cuộc sống ngày một khấm khá."
Giống gà tây Tạng và giống lợn Tây Tạng của Công-pu-jiang-đa nuôi trên cao nguyên Tây Tạng cách mặt biển 3 nghìn mét trở lên, chủ yếu là nuôi thả. Tuy giống nhỏ, nhưng thịt rất thơm ngon. Người địa phương thường tự hào nói, giống gà và lợn Tây Tạng ở đây được ăn đông trùng hạ thảo, uống nước sạch không bị ô nhiễm trên cao nguyên, mấy năm gần đây rất nổi tiếng ở Tây Tạng, còn xuất khẩu sang Nhật, giá cũng không rẻ. Chỉ ngay ở địa phương, một con lợn Tây Tạng cũng bán đến 7-8 trăm đồng, giá một con gà tây Tạng cũng hàng 40-50 đồng, mà giá một quả trứng là 1 đồng, việc nuôi gà và nuôi lợn Tây Tạng ở địa phương là rất có triển vọng phát triển. Ông Dương Tô Tường cán bộ địa phương cho phóng viên biết:
"Để tăng thêm thu nhập cho người dân chăn nuôi, huyện chúng tôi đã phát triển ngành chăn nuôi có đặc sắc. Một mặt là nuôi gà Tây Tạng, mặt khác nuôi lợn Tây Tạng và trồng rau trong nhà ni lông. Chúng tôi kết hợp giữa công ty với nông hộ. Hiện nay chúng tôi đã thành công làm ăn với công ty Thực Quyền của thành phố Trùng Khánh, họ xây dựng nhà xưởng ở đây, , sản phẩm gia công xuất khẩu sang Nhật, năm ngoái xưởng này mới đi vào sản xuất được mấy tháng, đã tăng thu nhập cho huyện chúng tôi 175 nghìn Đô la Mỹ."
Ông Cao Quốc Xuân người phụ trách của xã Zhông Sa cho chúng tôi biết, hiện nay, chị Sơ-đan Yăng-jen là người giỏi làm giàu của xã chúng tôi, chính quyền xã còn có ý định giúp đỡ nhiều bà con nông dân nuôi giống gà Tây Tạng để làm giàu, không những trợ cấp cho họ, mà còn giúp đỡ về kỹ thuật. Ông nói :
Ty chăn nuôi nông nghiệp của huyện chúng tôi sẽ dành cho bà con sự ủng hộ trực tiếp về kỹ thuật. Nếu như bà con nuôi gà Tây Tạng bị dù hay có bệnh có thể trực tiếp phản ảnh lên xã , chúng tôi thông qua cơ quan khoa học kỹ thuật của huyện trực tiếp cử người xuống phòng chữa.
Ông Dương Tô Tường cán bộ huyện Gông-pu-jiang-đa nói, hiện nay, nghề chăn nuôi có đặc sắc của huyện này còn ở vào giai đoạn cất bước, cả huyện có không đến 300 hộ chuyên nghiệp nuôi gà và lợn Tây Tạng, đại đa số cuộc sống người dân chăn nuôi còn dựa vào việc đi đào Đông trùng hạ thảo và hái nấm là chính. Vì vậy, hiện nay chính quyền địa phương đang áp dụng một loạt cơ chế giúp đỡ và khen thưởng, mong bồi dưỡng được càng nhiều hộ chăn nuôi chuyên nghiệp có đặc sắc.
"Huyện chúng tôi tích cực bồi dưỡng những hộ dân chăn nuôi, dành cho họ sự ủng hộ rất lớn. Chẳng hạn như, chúng tôi vừa đưa ra chính sách quy định, những nông hộ nuôi 50 con lợn Tây Tạng trở lên, cứ bán một con, thì huyện thưởng cho 50 đồng, về nuôi gà Tây Tạng thì cứ bán một con gà chúng tôi thưởng cho nông hộ 5 đồng.
Đây là bài hát dân ca Gông-pu-jiang-đa mà chị Sơ-đan-yăng-jien rất ưa thích. Khi chúng tôi chia tay với chị, chị nói, mong sau này mở một trại nuôi gà tây Tạng, không ngừng mở rộng quy mô chăn nuôi; Sau này, chị còn sẽ mở một xưởng chế biến thịt gà Tây Tạng, để gà Tây Tạng đi vào thị trường thế giới .
|