Chữ "Mộ" là chỉ buổi chiều tối. Còn chữ "Cùng" có nghĩa là tận cùng. Ý của câu thành ngữ này là chỉ trời sắp tối, mà đường đi còn rất xa.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký- Ngũ Tử Tư liệt truyện". Lồng nhạc.
Sau thời Xuân Thu, Sở Bình Vương hoang dâm vô độ đã chiếm đoạt con dâu, lại tin nghe lời vu vạ của Phí Vô Kỵ, một mặt sai người hạ sát thái tử, mặt khác giết hại một sư phụ khác của thái tử là Ngũ Xa và con trai cả của ông là Ngũ Thường. Người con trai thứ của ông là Ngũ Tử Tư buộc phải lánh nạn sang nước Tần. Để trả thù cho cha anh, Ngũ Tử Tư đã trải qua bao gian truân vất vả, ông lại lưu lạc sang nước Ngô, giúp Hạp Lư giết chết Ngô Vương Liêu, chiếm được ngôi vua. Về sau, Ngũ Tử Tư cùng Ngô vương Hạp Lư dẫn quân tiến đánh nước Sở, nước Sở bị thất bại, Khi tiến vào Ảnh Đô nước Sở đến ngày thứ hai, Ngũ Tử Tư xin phép Hạp Lư cho đào mộ Sở Bình Vương lên thì được Hạp Lư đồng ý ngay.
Ngũ Tử Tư tìm đến phần mộ Sở Bình Vương, quật mộ rồi lôi xác ra. Trong cơn tức giận, ông dùng roi đồng quất vào xác Sở Bình Vương ba trăm lần rồi chặt mất đầu. Người bạn thân của Ngũ Tử Tư là Thân Bao Tư nghe được tin này bèn sai người đem thư sang cho Ngũ Tử Tư, trong thư viết: "Ngay đến người chết anh cũng không tha, làm như vậy thật quá tàn nhẫn".
Ngũ Tử Tư xem thư xong liền nói với người đưa thư rằng: "Tôi nhờ anh về nói lại với Thân Bao Tư là ở đời trung hiếu khó vẹn toàn, tôi chẳng khác nào một người đi đường, trời đã gần tối mà đường đi còn xa lắc xa lơ, nên tôi mới làm cái việc nghịch với lẽ trời này". Nhạc cắt.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để vị với hiện tượng chịu bó tay, không có lối thoát.