Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-10-03 21:39:25    
Tân Cương xây dựng cửa khẩu thúc đẩy kinh tế thương mại đối ngoại phát triển mạnh mẽ

cri

Khu tự trị Uây-ua Tân Cương nằm ở vùng Tây Bắc TQ giáp với 8 nước Nga, Ca-dắc-xtan, Pa-ki-xtan, Ấn Độ v,v là tỉnh tiếp giáp với nhiều nước của TQ. Trên tuyến đường biên giới dài hơn 5,6 nghìn km trong cả khu tự trị Tân Cương, rải rác 17 cửa khẩu đối ngoại. Qua nhiều năm phát triển, các cửa khẩu nói trên đã trở thành con đường mậu dịch trực tiếp mà TQ mở cửa với các nước Trung Á cũng như khu vực xung quanh, khiến Tân Cương trở thành tiền duyên mở cửa đối ngoại của TQ, đồng thời, vai trò thúc đẩy nền kinh tế thương mại Tân Cương phát triển nhanh chóng qua việc xây dựng cửa khẩu cũng ngày ngàng rõ rệt.

Trong đông đảo cửa khẩu của khu tự trị Uây-ua Tân Cương, nổi tiếng nhất phải nói đến cửa khẩu núi A-la nằm trên địa bàn châu tự trị Mông Cổ Bô-ta-la thuộc vùng Tây Bắc Tân Cương, cửa khẩu núi A-la giáp với Ca-dắc-xtan, là cửa khẩu cấp một nhà nước duy nhất có đường sắt và đường bộ trong vùng Tây Bắc TQ. Ông Vưu Chiến Quân, người phụ trách ban quản lý cửa khẩu núi A-la cho biết, năm ngoái số hàng đi qua cửa khẩu đạt tới 9,4 triệu tấn, đã thu thuế quan hơn 3 tỷ đồng nhân dân tệ cho nhà nước, trở thành cửa khẩu có lượng hàng đi qua nhiều nhất, tốc độ phát triển nhanh nhất và hiệu suất cao nhất trong vùng Tây Bắc TQ, ông nói:

"Năm 1994, số lượng hàng hóa đi qua cửa khẩu chúng tôi chỉ có 430 nghìn tấn/năm, nhưng đến năm 1999, đã lên tới 3,67 triệu tấn, vượt công suất thiết kế. Bắt đầu từ năm 2001, lượng hàng hóa đi qua cửa khẩu núi A-la mỗi năm tăng với tốc độ 25%, dự kiến năm này sẽ vượt 11 triệu tấn."

Được biết, hiện nay, số lượng hàng hóa đi qua cửa khẩu núi A-la liên tiếp 9 năm xếp thứ 2 trong số 4 cửa khẩu đường sắt TQ. Từ khi mở cửa đến nay, tổng cộng đã thu thuế quan hơn 13 tỷ đồng nhân dân tệ cho nhà nước. Số liệu mới nhất cho thấy, 8 tháng đầu năm nay, cửa khẩu núi A-la chỉ riêng số hàng hóa qua cửa khẩu bằng đường bộ đã vượt 7 triệu tấn, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cùng với công suất cửa khẩu núi A-la được nâng cao, những người quản lý cửa khẩu mấy năm trước đã dự định biến thiết kế trước đây chỉ dành riêng cho hàng hóa đi qua thành vùng kinh tế tổng hợp. Ông Vưu Chiến Quân, người phụ trách ban quản lý cửa khẩu núi A-la cho biết, qua mấy năm phát triển, dự định này đang trở thành hiện thực. Ông nói:

"Bắt đầu từ năm 2001, chúng tôi phát triển ngành gia công tại chỗ tại cửa khẩu, tức là tiến hành phân tích tỷ mỉ hàng hóa nhập khẩu, nghiên cứu hướng đi của hàng hóa, qua việc gọi thầu thu hút các sản phẩm thích hợp đến gia công tại núi A-la. Qua mấy năm cố gắng, hiện nay đã có 12 nhà doanh nghiệp đầu tư xây dựng tại núi A-la, liên quan đến các ngành gia công như gỗ, luyện kim, thuộc da v,v."

Công ty trách nghiệm hữu hạn mậu dịch gỗ Tân Cương là một doanh nghiệp gia công gỗ, trước đây, nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp này đều phải nhập khẩu từ cửa khẩu núi A-la sau mới chuyển đến thành phố U-rum-xi thủ phủ khu tự trị Uây-ua Tân Cương cách nhà máy hơn 400 km gia công. Nhưng hiện nay, công ty này đã xây dựng một nhà máy tại núi A-la. Ông Lộc Ủng Quân, chánh văn phòng hành chính của công ty này cho biết, thời gian xây dựng nhà máy tại núi A-la tuy chỉ mới một năm, nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế rất tốt. Ông nói:

"Bởi vì cửa khẩu núi A-la có tàu hỏa, chuyển nguyên liệu đến đây, gia công tại chỗ có lợi cho chúng tôi, cho nên chúng tôi đầu tư tại đây. Nếu không xây nhà máy ở đây, chuyển nguyên liệu đến thành phố U-rum-xi, chi phí vận chuyển sẽ gấp mấy lần. công trình đợt một của nhà máy chúng tôi đã đầu tư 15 triệu đồng nhân dân tệ, hiện nay có 380 nhân viên, trong đó 70% là người địa phương."

Ông Lộc Ủng Quân cho biết, năm ngoái giá trị tổng sản phẩm của công ty đạt tới 80 triệu đồng nhân dân tệ. Công ty còn dự định đầu tư 50 triệu đồng nhân dân tệ, khiến nhà máy tại cửa khẩu núi A-la trở thành cơ sở gia công gỗ của công ty.

Theo quy hoạch, đến năm 2010, công suất cửa khẩu núi A-la mỗi năm sẽ đạt tới 50 triệu tấn, đến lúc đó, mậu dịch xuất nhập khẩu và tổng giá trị sản phẩm của cửa khẩu này cũng sẽ tăng trưởng gấp đôi.

Cũng như cửa khẩu núi A-la, cửa khẩu Hua-gua-si của châu tự trị Ca-dắc-xtan thành phố Y-li Tân Cương cũng giáp với Ca-dắc-Xtan, nhưng điểm khác nhau là, hiện nay cửa khẩu Hua-gua-si là cửa khẩu đường bộ lớn nhất của TQ tới các nước Trung Á và châu Âu. Cửa khẩu này nổi tiếng về mậu dịch và du lịch biên giới. Năm ngoái, có hơn 500 nghìn lượt người đến cửa khẩu Hua-gua-si buôn bán và du lịch, số hàng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu đạt hơn 400 nghìn tấn, tổng kim ngạch mậu dịch đối ngoại lên tới 570 triệu đô la Mỹ.

Được biết, cùng với việc các cửa khẩu khu tự trị Uây-ua Tân Cương không ngừng mở rộng và phát triển, rất nhiều doanh nghiệp lớn miền Đông TQ và nước ngoại đã bỏ đường biển xuất khẩu đi các nước Trung Á, Tây Á và châu Âu và chuyển đến các cửa khẩu Tân Cương. Theo thống kê, 6 tháng đầu năm nay, giá trị số hàng đi qua các cửa khẩu Tân Cương vượt 3 tỷ đô la Mỹ. Việc các cửa khẩu, khu kinh tế hợp tác và khu gia công mậu dịch không ngừng phát triển đã khiến khu tự trị Uây-ua Tân Cương phát triển theo hướng trở thành cơ sở gia công sản phẩm xuất khẩu và cơ sở nhập khẩu năng lượng cũng như chế biến khoáng sản. Tân Cương đã trở thành trung tâm thương mại quốc tế quan trọng của vùng Tây Bắc TQ.