Giữa năm chế độ Dân Quốc, tại thị trấn nọ ở Bắc Kinh có một phủ họ Trần toạ lạc giống như báu vật của kinh thành. Ông chủ Trần Tả thiên có vợ cả là Lưu Như, vợ hai là Trác Vân, vợ ba là Mai San và còn cưới thêm một người vợ thứ tư là Tùng Liên.
Tùng Liên 19 tuổi vừa bước vào đại học thì cha bị phá sản tự tử và bị mẹ ghẻ áp bức nên phải nghỉ học và vào nhà họ Trần làm thiếp.
Trần phủ có quy định riêng. Lúc Trần Lão gia muốn ghé qua phòng của ai thì phòng đó phải treo một cái đèn lồng đỏ lớn ở trên cao trước cửa phòng.
Địa vị của các bà vợ hay gây ân oán trong phủ khá cao nên ngay cả lúc ăn cơm cũng không thể tùy ý gọi những món ăn mình thích được. Nếu không sẽ bị hỏi tội trước Lão gia và sẽ bị " cấm treo đèn", dùng tấn vải đen bao cái đèn lồng lại để cho biết là bị đẩy vào lãnh cung.
Tùng Liên trẻ trung, xinh đẹp bước vào Trần phủ liền bị các bà vợ khia đố kỵ̣, ngay cả đến a hoàn Nhạn Nhi cũng sinh lòng ganhghét cô.
Trước sự tranh giành treo đèn lồng của các bà vợ, dần dần Tùng Liên bị thất sủng. Cô giả vờ có thai nên ngày đêm được treo "đèn trường minh". Không ngờ sự việc này bị Nhạn Nhi phát hiện, nên cô ta đi tố cáo với vợ hai Trác Vân.
Sự việc truyền đến tai Trần Tả Thiên, Tùng Liên tức giận đốt sạch những cái đèn lồng cũ đã bỏ đi mà Nhạn Nhi sưu tầm và bắt cô quỳ trên tuyết. Không bao lâu Nhạn Nhi chết.
Tâm trí Tùng Liên hoảng loạn buồn khổ, mượn rượu giải sầu, sau khi uống say cô nói ra bí mật vợ ba Mai San tư thông với đại phu Cao hay đến khám bệnh ở Trần phủ với vợ hai.
Sau khi nghe xong Trác Vân muốn dùng việc này để được sùng ái, liền báo lại cho Lãi gia biết, khiết cho Mai San bị treo cổ chết trong một căn phòng nhỏ ở góc phủ.
Cuối cùng tinh thần của Tùng Liên cũng suy sụp, biến thành kẻ điên. Mùa xuân năm đó Trần Tả Thiên lại cưới thêm người vợ thứ năm. Và như thế, căn cứ theo quy định cũ đèn lồng đỏ lại tiếp tục treo cao ...
|