Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-09-26 15:15:04    
Những biến đổi mới trong mở cửa của ngành ngân hàng Trung Quốc

cri

Nghe Online

CRI : Trong hơn 3 năm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, thị trường ngân hàng của Trung Quốc đã đẩy mạnh nhịp bước mở cửa đối ngoại, ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào thị trường Trung Quốc dưới các hình thức, phạm vị nghiệp vụ cũng không ngừng mở rộng. Bên cạnh đó ngành ngân hàng Trung Quốc cũng chuẩn bị sẵn sàng chào đón cạnh tranh và đi vào thị trường quốc tế.

Trước kia, mỗi khi đến làm việc với ngân hàng ở Trung Quốc không những tốn kém thời gian mà thủ tục rất rườm rà. Thế nhưng, những năm gần đây tình hình này đã được cải thiện rõ rệt. Về điều này, Ông Du Sâm Lâm của phòng tín dụng Trung tâm tài chính Công ty tập đoàn luyện kim Trung Quốc là người có ấn tượng nhất. Do công việc, ông Du Sâm Lâm thường xuyên phải tiếp xúc với ngân hàng. Ông nói bây giờ đến làm việc với ngân hàng không những chủng loại nghiệp vụ đã tăng lên mà qui trình thao tác cũng đã thay đổi, hiệu suất của ngân hàng cũng được nâng cao. Ông nói:

"Trước kia, bất cứ làm một việc gì sau khi báo cáo với Ngân hàng đều phải chờ một tuần mới có sự trả lời, nhưng hiện nay lâu nhất chỉ cần ba ngày là có sự trả lời, đây là một biến đổi lớn. Giám đốc nghiệp vụ của một số ngân hàng còn chủ động xuống doanh nghiệp hỏi han tình hình, chủ động giới thiệu về những nghiệp vụ mới của ngân hàng, trưng cầu ý kiến của doanh nghiệp".

Ông Du Sâm Lâm cho rằng một nguyên nhân quan trọng dẫn tới những biến đổi này là ngân hàng nước ngoài đã đi vào Trung Quốc. Theo thống kê, hiện nay các ngân hàng nước ngoài đã mở nghiệp vụ tại 18 thành phố Trung Quốc, cung cấp hơn 100 loại sản phẩm và dịch vụ như nghiệp vụ đồng nhân dân tệ, nghiệp vụ ngân hàng mạng In-tơ-nét, v.v cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Trước sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng Trung Quốc buộc phải nâng cao trình độ phục vụ mới có thể giữ được khách hàng.

Giáo sư Triệu Tích Quân, phó viện trưởng Viện tài chính-tiền tệ Trường đại học Nhân dân Trung Quốc phân tích rằng: sau khi sau khi ngân hàng nước ngoài đi vào thị trường Trung Quốc, các ngân hàng nước ngoài đã mang đến phương thức nghiệp vụ và quan niệm quản lý, khiến cho thị trường tài chính Trung Quốc càng thêm hoàn thiện và đa nguyên hóa, người tiêu dùng được hưởng dịch vụ tài chính càng nhiều và càng tốt hơn. Giáo sư Triệu Tích Quân nói:

"Sự có mặt của ngân hàng nước ngoài đã xúc tiến các ngân hàng Trung Quốc cải tiến về mặt quản lý và nâng cao sức cạnh tranh. Như vậy vừa khiến cho người tiêu dùng Trung Quốc được lợi mà cũng khiến cho thị trường tài chính Trung Quốc trở nên đa nguyên hóa; xúc tiến việc nâng cao sức cạnh tranh, phát triển và hiệu suất của các cơ quan tài chính Trung Quốc. Tôi cho rằng đây là một việc rất có ý nghĩa và tích cực, đồng thời cũng phù hợp với su hướng kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính ngày càng nhất thể hóa".

Giáo sư Triệu Tích Quân nói: theo cam kết của Trung Quốc về gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, việc mở cửa của ngành ngân hàng Trung Quốc có một thời kỳ quá độ là 5 năm: về khu vực mở cửa sẽ từ vùng ven biển từng bước mở rộng tới các thành phố lớn trong nội địa, cuối cùng là các thành phố vừa trong nội địa; về nghiệp vụ, trước tiên mở cửa nghiệp vụ ngoại tệ, sau đó là nghiệp vụ đồng nhân dân tệ, và hoàn toàn mở cửa vào cuối năm 2006. Ông cho rằng ngành ngân hàng Trung Quốc mở cửa đối ngoại thu hút các cơ quan tài chính nước ngoài đã hình thành bố cục cạnh tranh quyết liệt, nhưng cũng đã thúc đẩy việc cổ phần hóa các ngân hàng Trung Quốc.

Một bước đi cực kỳ quan trọng trong việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Trung Quốc là niêm yết tại thị trường nước ngoài, nhiều ngân hàng đang nỗ lực cho mục tiêu này. Năm nay, Ngân hàng Giao thông Trung Quốc đã niêm yết tại Hồng Công. Các ngân hàng Trung Quốc và ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc cũng đang gấp rút chuẩn bị cho việc niêm yết tại nước ngoài. Trong tiến trình niêm yết của các ngân hàng này có một đặc điểm chung là du nhập đối tác chiến lược nước ngoài.

Tháng 6 năm nay, Tập đoàn Ngân hàng Châu Mỹ đã chi 2,5 tỷ USD mua 9 o/o cổ phần của Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc. Đây là khoản du nhập đầu tư chiến lược lớn nhất của các ngân hàng thương mại Trung Quốc từ trước đến nay. Ông Lê-uýt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Châu Mỹ nói việc trở thành đối tác của Ngân hàng Kiến thiết sẽ mang lại lợi ích cho ngân hàng Châu Mỹ. Ông nói:

"Trước hết, Ngân hàng châu Mỹ có rất nhiều khách hàng ở Trung Quốc, Ngân hàng Kiến thiết cũng sẽ có rất nhiều khách hàng và đi ra thế giới. Sự hợp tác này sẽ có tương lai rất tốt. Hai là, sau này hai bên còn sẽ mở rộng hợp tác hơn nữa, thậm chí là có khả năng thành lập Công ty liên doanh. Ba là, sự đầu tư này là một đầu tư có qui mô tương đối. Tận khả năng giúp đỡ Ngân hàng Kiến thiết cũng là một hình thức kinh doanh của Ngân hàng Châu Mỹ".

Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc Quách Thụ Thanh nói sự hợp tác giữa Ngân hàng Kiến thiết và Ngân hàng Châu Mỹ không chỉ dừng ở việc du nhập vốn, mục đích chính là nhằm du nhập sản phẩm, kinh nghiệm và sự quản lý càng tân tiến hơn.

Trong thực tế không chỉ những ngân hàng thương mại nhà nước Trung Quốc tích cực du nhập đầu tư chiến lược mà các ngân hàng thành thị tương đối nhỏ và ngân hàng Dân doanh cũng đang tích cực thu hút vốn nước ngoài.