Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-09-26 14:36:08    
Giải đáp bạn Võ Quốc Nguyên về người thiết kế Quốc Kỳ Trung Quốc

cri

Bạn Võ Quốc Nguyên quê ở thôn Trung Hội xã Mỹ Trinh huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định tâm sự trong bức thư điện tử gần đây rằng:

Hôm nay em có dịp lên thành phố học và có dịp truy cập in tơ nét và vào trang web của qúy đài, em thấy trang web có rất nhiều thay đổi, trang trí rất đẹp và rất nhiều thông tin. Qua trang web em biết quý đài đang tổ chức cuộc thi "Đài Loan –Hòn đảo đẹp giàu của Trung Quốc", em rất hoan nghênh và sẽ tham gia. Nhân đây em nhờ chị giải đáp em rằng, Quốc kỳ của đất nước Trung Quốc ra đời vào khi nào? Do ai sáng tác? Lá cờ đỏ năm sao được dựng lên trên đất nước Trung Quốc vào thời gian nào?

Bạn Quốc Nguyên thân mến, trong những ngày xa nhà lên thành phố học chắc Nguyên cảm thấy có nhiều bỡ ngỡ và đồng thời cũng được rèn luyện nhiều chứ nhỉ? Mong Quốc Nguyên sẽ nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh tự lập và có nhiều thu hoạch đáng mừng. Hoan nghênh Quốc Nguyên thường xuyên truy cập trang web của Ban Việt ngữ Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Ngọc Ánh rất vui có dịp giải đáp câu hỏi của bạn về tác giả và sự ra đời của Quốc kỳ Trung Quốc vào trước dịp Quốc khánh lần thứ 56 Trung Quốc mồng 1 tháng 10, Ngọc Ánh nhớ là năm ngoái Ngọc Ánh từng giải đáp bạn Nguyễn Bích Thanh ở quận Hoàn Kiếm Hà Nội về vấn đề này, hôm nay Ngọc Ánh xin đáp ứng yêu cầu của bạn Quốc Nguyên

Đối với nhiều người Trung Quốc cũng như nước Trung Hoa mới mà nói, cái tên Tăng Liên Tùng đã đi sâu vào lòng mọi người, bởi chính ông là người sáng tác quốc kỳ Trung Quốc. Vào một này tháng 7 năm 1949, nhân dân thành phố Thượng Hải đang đắm trìm trong niềm vui vừa được giải phóng, hồi đó ông đang công tác tại "Thông tấn xã kinh tế hiện đại" Thượng Hải, ông vô tình đọc được tin thông báo về trưng cầu thiết đồ án quốc kỳ của nước Trung Hoa mới sắp thành lập trên "Nhân dân nhật báo", "Tân hoa nhật báo", "Giải phóng Nhật báo". Ông nghĩ, quốc kỳ của nước cộng hoà nhân dân phải tượng trưng cho tổ quốc vĩ đại, là sự gửi gắm của của những người con Trung Hoa, là niềm kiêu hãnh của con cháu Viêm Hoàng, thế là ông liền lao mình vào công việc thiết kế.

Trong thời gian đó, sau khi hội nghị trù bị chính hiệp mới trưng cầu đồ án thiết kế quốc kỳ với toàn quốc, có hàng nghìn hàng vạn người hưởng ứng tham gia. Mùa thu năm 1949, hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc đã nhận được cả thảy 3012 dự thảo đồ án quốc kỳ, tác phẩm cờ đỏ năm sao của ông Tăng Liên Tùng đã được uỷ ban trù bị đã chọn và được chủ tịch Mao Trạch Đông đồng ý chọn làm quốc kỳ của nước Trung Hoa mới. Năm ngôi sao trên góc trái ngọn cờ tượng trưng cho khối đại đoàn kết nhân dân cách mạng dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản TQ, bốn ngôi sao nhỏ đều có một góc nhọn hướng vào điểm trung tâm của ngôi sao lớn, "Như nhiều ngôi sao vây quanh sao Bắc Thần, chan hoà như cá với nước". Ngôi sao màu vàng, nói lên đặc điểm người da vàng của dân tộc Trung Hoa. Màu đỏ của quốc kỳ nói lên sự nhiệt liệt, như áng mây hồng, tượng trưng cho cách mạng. Ngày 27 tháng 9 năm 1949, hội nghị lần thứ nhất chính hiệp TQ chính thức thông qua nghị quyết: Quốc kỳ Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là cờ đỏ năm sao.

3 giờ chiều ngày 1 tháng 10 năm 1949, quảng trường Thiên An Môn Thủ đô Bắc Kinh, quốc kỳ năm sao của Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã đầu tiên được từ từ kéo lên trong tiếng quân nhạc và tiếng đại bác chào mừng của buổi lễ dựng nước, tuyên bố sự ra đời vẻ vang của Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Từ đó cờ đỏ 5 sao thường xuyên xuất hiện tại những trường hợp trang trọng tượng trưng cho nước CHND Trung Hoa. Có lẽ bạn nghĩ ông Liên Tùng, người sáng tác đồ án Quốc Kỳ Trung Quốc phải là một nhà mỹ thuật tài ba. Thực ra ông Tùng chẳng qua chỉ là một kế toán làm nghề kinh tế rất bình thường, sau từng làm phó giám đốc của một công ty tạp hóa. Quê ông ở huyện Thụy Giang tỉnh Chiết Giang, ngay từ nhỏ ông đã có khiếu về thư pháp và vẽ. Ngay từ thời học sinh ông đã có tinh thần yêu nước, từng tham gia các cuộc biểu tình của phong trào học sinh chống quân Nhật xâm lược. Sau ông đến làm việc tại thành phố Thượng Hải. Năm 1949, ông Tùng 32 tuổi, bắt tay ngay vào việc vẽ đồ án để bày tỏ niềm vui trước việc thành lập nước Trung Hoa mới. Thế nhưng vì ông không phải là một họa sĩ thực thụ, cho nên những bản vẽ của ông thường phải sửa lại nhiều lần trong suốt một tháng sau mới gửi cho ban trù bị. Bản vẽ nháp ban đầu của ông trên ngôi sao lớn nhất có búa và lưỡi liềm, tượng trưng cho Đảng cộng sản lãnh đạo, ở giữa nền đỏ của cờ có một đường màu vàng tượng trưng cho Hoàng Hà, sau qua thảo luận của chính hiệp, đã bỏ bớt hình búa và lưỡi liềm cùng một đường màu vàng gạch ngang ngọn cờ, như vậy sẽ đơn giản hơn và cũng tránh bị hiểu lầm có sự ngăn cách giữa hai miền Nam Bắc. Sau khi bản vẽ của ông Liên Tùng được tuyển chọn, chính phủ trung ương gửi cho ông một bức thư cảm ơn, và 50 nghìn đồng tiền nhuận bút, tương đương với khoảng 500 đồng nhân tệ hiện nay.

Ngày 19 tháng 10 năm 1999 sau khi chào mừng quốc khánh Trung Quốc lần thứ 50, ông Tăng Liên thông đã từ trần tại Thượng Hải, hưởng thọ 82 tuổi. Nhân dân trên quê hương ông ở Thụy an tỉnh triết Giang đã dựng pho tượng đồng đen để tưởng nhớ ông.

Năm 1990, nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa thông qua "Luật Quốc kỳ" quy định, không được treo quốc kỳ rách, bẩn và bạc màu. Để đảm bảo cho sự thiêng liêng và hoàn chỉnh của quốc kỳ, hằng ngày trên quảng trường Thiên An môn Bắc Kinh đều kéo cờ và hạ cờ theo thời điểm mặt trời mọc và lặn, và mỗi khi đến các dịp lễ quan trọng của đất nước đều phải đổi mới Quốc kỳ.