Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-09-23 10:25:16    
Đấu kiếm

cri
Kiếm vốn là một loại binh khí sử dụng phổ biến thời cổ, hình dạng của kiếm có khác nhau tại các nước các khu vực và không ngừng biến đổi theo sự phát triển của lịch sử. Kiếm dùng trong môn đấu kiếm bắt nguồn từ Châu Âu, chia làm ba loại liễu kiếm, kiếm ba cạnh và kiếm chém.

Miêu tả sớm nhất cuộc thi đấu kiếm xuất hiện trên tấm phù điêu đặt trong chùa Madinat Hab vùng gần Lxor Ai Cập, chùa này do Pharao Ai Cập Ramses đời ba xây dựng vào khoảng năm 1190 trước công nguyên. Cuộc vật lộn quyết liệt một sống một còn ở thời La Mã cổ, để mua vui chủ nô lệ. Thời trung cổ Châu Âu, kiếm là vũ khí phải mang tuỳ thân của quý tộc, kỵ sĩ, kiếm cũng từ nặng nề trở nên nhẹ nhàng. Để nâng cao trình độ kiếm thuật, các nước Châu Âu còn xuất hiện nhiều trường dạy kỹ thuật đấu kiếm.

Đến cuối thế kỷ 19, đấu kiếm trở thành môn thể thao thi đấu, năm 1882 Pháp thành lập Liên đoàn đấu kiếm đầu tiên trên thế giới, năm 1893 Liên đoàn đấu kiếm nghiệp dư Mỹ thành lập. Năm 1896 thế vận hội lần thứ nhất đã có môn đấu kiếm, đồng thời là môn duy nhất cho vận động viên nhà nghề tham gia thi đấu.

Thi đấu diễn ra trên đệm đấu kiếm rộng khoảng 2 mét, dài 14 mét, cuối mỗi đầu mỗi đầu đều kéo dài thêm 2 mét, trên đệm có kẻ các đường gồm vạch giữa, vạch mở đầu, vạch cảnh báo và vạch cuối cùng, người đấu kiếm chỉ được tiến hoặc lùi, không được di động phải trái. Người đấu kiếm cần phải mặc áo gi-lê kim loại che phủ vị trí có hiệu lực và đeo mặt nạ, khi bị đâm vào vị trí có hiệu lực, máy trọng tài điện động hiện bóng đèn đỏ hoặc đèn xanh, đâm trúng vị trí không có hiệu lực thì hiện đèn trắng.

Liễu kiếm còn gọi là kiếm nhẹ. Thế kỷ 17 để phối hợp với trang phục lúc đó, trong cung đình Pháp xuất hiện một loại kiếm ngắn và nhẹ, tức là tiền thân của liễu kiếm. Lưỡi kiếm được làm bằng thép mang tính đàn hồi, toàn bộ chiều dài không vượt quá 110 căng-ti-mét, nặng nhất là 500 gam. Giữa thân kiếm và chuôi kiếm có vành tròn bảo vệ với đường kính 12 căng-ti-mét. Chỉ được phép đâm, không được chém. Vị trí có hiệu lực là thân thể. Từ năm 1955 dùng máy trọng tài điện động.

Kiếm ba cạnh xuất hiện giữa thế kỷ 19, lúc đầu dùng để đánh nhau. Lưỡi kiếm làm bằng thép, hình ba cạnh, toàn bộ chiều dài không vượt quá 110 căng-ti-mét, nặng nhất là 170 gam. Giữa thân kiếm và chuôi kiếm có vành tròn bảo vệ với đường kính 13 xăng-ti-mét. Chỉ được phép đâm, không được chém. Vị trí có hiệu lực là toàn thân, cánh tay, đùi, chân là mục tiêu tấn công chính. Kể từ năm 1931 dùng máy trọng tài điện động.

Kiếm chém do người I-ta-li-a G. Radaelli phát triển từ một loại kiếm chém cong mà kỵ binh Hung-ga-ri sử dụng vào cuối thế kỷ 19. Lưỡi kiếm làm bằng thép, có lưỡi kiếm và lưng kiếm, toàn bộ chiều dài không quá 105 căng-ti-mét, nặng nhất 500 gam. Giữa thân kiếm và chuôi kiếm có vành bảo hộ hình bán nguyệt. Có thể chém đâm. Vị trí có hiệu lực bao gồm nửa trên người, đầu, cổ và thân thể. Kể từ năm 1989 dùng máy trọng tài điện động .