Môn đua thuyền bắt nguồn từ Anh. Vận động viên chèo thuyền lưng hướng về phía tiến lên của thuyền. Lúc đầu môn đua thuyền được coi là cuộc thi chèo thuyền đơn giản ở Châu Âu thế kỷ 18. Từ năm 1892 đến nay, cuộc thi đua thuyền quốc tế luôn được tổ chức dưới sự lãnh đạo của Liên đoàn đua thuyền quốc tế.
Thế kỷ 17 trên sông Thames thường tổ chức các cuộc đua thuyền. Năm 1715 để chào mừng vua Anh đăng quang, lần đầu tiên tổ chức đua thuyền. Năm 1775 Anh ấn định quy tắc đua thuyền, cùng năm xây dựng Câu lạc bộ đua thuyền. Năm 1811 trường Eton School lần đầu tiên tổ chức cuộc thi đua thuyền 8 người. Năm 1829, trường đại học Oxford, Cambridge lần đầu tiên tổ chức cuộc thi đua thuyền giữa hai trường. Năm 1839 tổ chức giải cúp đua thuyền.
Năm 1846 người Anh đã lắp giá đặt mái chèo bên mạn thuyền, đã tăng thêm độ dài của mái chèo, nâng cao hiệu quả vung chèo; năm 1847 đã sửa mạn thuyền gô ra ngoài thành mạn thuyền bằng phẳng, đã nâng cao tốc độ đua thuyền. Năm 1857 người Mỹ Babcock phát minh ra giá trượt (cũng có người nói là phát minh của vận động viên Bỉ), khi vận động viên chèo thuyền có thể di động đằng trước và đằng sau, tăng thêm sức mạnh của chân. Năm 1882 người Nga đã có cải tiến đối với chỗ đặt chèo, nâng cao biên độ vung chèo.
Thuyền đua như con thoi dệt vải, hai đầu nhọn và dài. Vật liệu, hình dạng, lớn nhỏ làm thuyền, mái chèo, giá chèo đều không có hạn chế về nguyên tắc, thông thường được làm bằng hợp kim nhôm hoặc thép thuỷ tinh. Trên thuyền có lắp ván ngồi có bánh trượt, có thể di động trên đường ray. Khi chèo thuyền, vận động viên duỗi thẳng chân dang hai tay chèo. Đua thuyền chia làm các môn tuỳ theo số người, thể trọng, có người bẻ lái hay không, cũng như dùng một mái chèo hay hai mái chèo.
Trọng lượng nhẹ nhất của người bẻ lái nam giới là 50 kg, nữ là 45 kg, khi thể trọng chưa đạt, thì cần tăng thêm vật nặng tương ứng đặt ở nơi gần người bẻ lái nhất. Khoảng cách thi đấu nam là 2000 mét, nữ là 1000 mét. Mỗi luồng đua thuyền dài 2200 mét, rộng 12,5 đến 15,0 mét, thông thường có 6 luồng đua, nhiều nhất là 8 luồng. Vận động viên cần hoàn thành chặng đua trong luồng thi đấu của mình. Mũi thuyền nào đến đích trước thì giành thắng lợi. Năm 1896 đua thuyền nam được đưa vào thi đấu tại thế vận hội lần thứ nhất, nhưng chưa tổ chức vì sóng quá to, năm 1900 lại được đưa vào thế vận hội. Năm 1976 đua thuyền nữ được đưa vào thi đấu ở thế vận hội.
Những người quen biết môn chạy ma-ra-tông đều rõ, khi vào cuộc là chạy nước rút là chiến thuật rất ngu xuẩn. Nhưng trong đua thuyền 2000 mét, 500 mét đầu quả thực cần phải dốc hết sức chèo. Môn thể thao yêu cầu sức dẻo dai và sức mạnh này yêu cầu vận động viên mỗi giây phải tiến được 10 mét, 1000 mét giữa cuộc thi mỗi phút phải vung mái chèo 40 lần, còn trong 500 mét đầu và 500 mét cuối cùng, tần số vung mái chèo mỗi phút phải đạt 47 lần.
Vận động viên xuất sắc nhất trong lịch sử môn đua thuyền là người Anh Steve Redgrave, anh 6 lần đoạt chức vô địch thế giới, đã đoạt huy chương vàng tại bốn thế vận hội gần đây. Danh tiếng của anh thậm chí vượt quá đội chèo thuyền Ô-xtrây-li-a bốn người không có người bẻ lái đoạt huy chương vàng thế vận hội năm 1992 và năm 1996 .
|