Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-09-19 15:56:53    
TQ và EU giải quyết êm thấmVấn đề thương mại về hàng dệt may

cri
Ngày 5, khi Bộ trưởg Thương mại TQ Bác Hy Lai và cao ủy thương mại Liên minh châu Âu Man-đen-sơn trịnh trọng ký tên vào biên bản thương lượng, những tràng vỗ tay nồng nhiệt đã vang lên trong phòng họp trên tầng chót của khách sạn Bắc Kinh mà mấy hôm nay hết sức căng thẳng. Trên nét mặt trầm tĩnh của hai nhà đàm phán cũng nở nụ cười đầy thiện chí. Mọi người có mặt tại hiện trường đều biết rằng, kể từ lúc này, "cuộc khủng hoảng về hàng dệt may" do hàng dệt may TQ bị ứ đọng tại cửa cảng Liên minh châu Âu gây lên đã được giải quyết tốt đẹp. Đối với hai bên TQ và Liên minh Châu mà nói, đây là một kết quả hai bên cùng thắng lợi.

Từ đầu năm nay đến nay, vấn đề về hàng dệt may luôn là điểm nóng trong quan hệ kinh tế thương mại giữa TQ và Liên minh châu Âu. Đầu năm nay, các thành viên trong tổ chức thương mại thế giới bắt đầu thực hiện xóa bỏ hạn ngạch hàng dệt may, nhưng do chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong nội bộ Liên minh châu Âu ngóc đầu dậy, nên Liên minh châu Âu đã hạn chế nhập khẩu hàng dệt may TQ với lý do "hàng dệt may TQ xuất sang châu Âu tăng quá nhanh". Sự hạn chế này đã làm hơn 80 triệu hàng dệt may TQ xuất khẩu trước đó bị ứ đọng tại các cửa cảng châu Âu.

Cách làm hạn chế nhập khẩu hàng dệt may TQ của Liên minh châu Âu đã bị chất vấn rộng rãi trong nội bộ Liên minh châu Âu. Ông Nai-tinh-gơ, chủ tic̣h Hiệp hội thương mại Anh-TQ nói với phóng viên rằng:

"Xét về bản chất của toàn cầu hóa kinh tế, muốn duy trì chính sách bảo hộ mậu dịch lâu dài đã ngày càng khó. Bời vì nếu như vậy, sẽ bị ràng buộc bởi thể chế kinh tế. Chính sách bảo hộ mậu dịch là chính sách lỗi thời, nó không thể khiến cho mỗi người đều được lợi trong toàn cầu hóa kinh tế."

Ông Nai-tinh-gơ cho rằng, cục diện làm cho hai bên TQ và Liên minh châu Âu đều bị thiệt hại trước đó là do chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong nội bộ Liên minh châu Âu gây nên.

Được biết, rất nhiều hàng dệt may TQ bị ứ đọng tại các cửa cảng Liên minh châu Âu đã làm các nhà bán lẻ hàng dệt may Liên minh châu Âu bị thiệt hại to lớn. Tờ "Thời báo tài chính" của Anh đưa tin, chỉ riêng một mặt hàng áo len đã làm cho các nhà bán lẻ hàng dệt may Liên minh châu Âu bị thiệt hại lên tới 800 triệu đồng Ơ-rô.

Điều quan trọng hơn là, ngành bán lẻ Liên minh châu Âu lại sắp chào đón một mùa tiêu thụ quan trọng nhất trong năm là Lễ Giáng Sinh. Người phụ trách cửa hàng thời trang trong các khu thương ở Anh lo lắng nói, nếu vấn đề hàng dệt may TQ bị ứ đọng tại các cửa cảng Liên minh châu Âu không được giải quyết, họ sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm trang phục trong vài tuần tới.

Bà Ê-len, giám đốc một cửa hàng thời trang đồ lót của nước Anh phàn nàn với phóng viên rằng, trước đó các mặt hàng đồ lót của cửa hàng chủ yếu may ở TQ, bởi vậy bà không thể nào tìm được doanh nghiệp may mạc thích hợp ở nước khác trong một thời gian ngắn, bà nói:

"Tôi cho rằng, những người đưa ra quyết định về hạn ngạch hàng dệt may cần phải tư vấn những người có liên quan, cần phải tư vấn những người ở tuyến đầu trong ngành. Rất rõ ràng, ông Man-đen-sơn không có kinh nghiệm gì về trang phục bán lẻ, nhất là gia công đồ lót. Ông không biết rằng quá trình may đồ lót phức tạp như thế nào, đòi hỏi bao nhiêu thời gian, từ thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ."

1  2