Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-09-19 12:26:17    
Nói về Tết Trung Thu   (Phần ba)

cri

Tuần trước, Ngọc Ánh đã giới thiệu với các bạn về nguồn gốc của Tết Trung thu theo yêu cầu của bạn Trần Văn Nghị ở Hà Nội, sau đó Ngọc Ánh nhận được điện thoại của các bạn : Nguyễn Văn Hưởng quê ở tỉnh Nam Định hiện đang làm việc tại Ma lai xi a, bạn Lê Tuấn ở Hà Nội, Khổng Minh Trường quê ở tỉnh Tuyên Quang v.v...gửi lời thăm hỏi tới toàn thể anh chị em Ban tiếng Việt Nam Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc và bày tỏ rất có cảm hứng với gốc tích của Tết Trung thu. Hôm nay, tuy tết Trung thu đã qua, nhưng bầu không khí vẫn còn đậm đà, tin rằng gia đình của nhiều bạn đang có mặtt bên máy thu thanh vẫn chưa ăn hết bánh nướng Trung thu, vậy tại sao Tết Trung Thu lại thường ăn bánh nướng? Sau đây Ngọc Ánh xin giới thiệu với các bạn:

Vào thời phong kiến xưa kia, các triều đại Trung Quốc thường lấy nông nghiệp làm ngành trụ cột của cả nước, giữa mùa thu là thời kỳ thu hoạch mùa màng lớn trong một năm, các vùng nông thôn thường có tập tục cúng tế bằng các loại khoai sau thu hoạch, cho nên còn có tục ăn khoai lang, khoai sọ Trung thu, do hình dáng của khoai đầy đặn tròn trịa lại mọc ở gốc, cho nên tượng trưng cho thu hoạch và viên mãn. Dần dần từ tục ăn khoai thành ăn thứ bánh ngọt ngào mặt tròn trịa như vầng trăng, tượng trưng cho xum họp và hạnh phúc. Ở Trung Quốc có câu: Không phải Trung thu có thể ăn bánh nướng, nhưng không có bánh nướng thì không phải Trung Thu, có lẽ cũng từ đó mà ra. Về gốc tích của bánh nướng có nhiều truyền thuyết khác nhau.

Thông thường truyền rằng: vào thời nhà Đường Trung Quốc, để chinh phục bọn hung nô ở phương Bắc, đánh đuổi chúng nhiều lần đến xâm lược, Đường Thái Tông Lý Thế Dân liền ra lệnh cho đại tướng Lý Tịnh đưa quân ra trận chiến đấu tại biên giới, tướng Lý Tịnh lập chiến công rực rỡ, tống cổ bọn hung nô ra khỏi biên cương của triều đình. Hôm Lý Tịnh dẫn quân chiến thắng trở về lại đúng vào rằm tháng 8 âm lịch. Để chào mừng thắng lợi, khắp trong và ngoài thành Trường An tức Tây An tỉnh Thiểm Tây ngày nay đều bắn pháo nổi nhạc, quân và dân vui mừng suốt thâu đêm. Có một thương nhân người Thổ Phan đã đem dâng cho vua Đường Thái Tông loại bánh nướng hình tròn. Vua Thái Tông rất đỗi vui mừng, liền nhận hộp bánh được trang trí đẹp mắt, cầm chiếc bánh hướng lên mặt trăng rồi nói: "Mời mặt trăng nếm bánh ngọt này". Sau đó nhà vua đem chia bánh tròn này cho các quan thần văn võ. Từ đó ở Trung Quốc hình thành tục lệ ăn bánh nướng Trung Thu vào rằm tháng 8, tục lệ này lưu truyền cho đến ngày nay.

Tóm lại là, tục lệ ăn bánh nướng vào đêm trung thu đã có từ xưa, trải qua nhiều thời đại, nội dung của Trung thu cũng trở nên phong phú thậm chí có nhiều cái mới mẻ. Hai nước Trung Việt đều có tục lệ ăn Tết Trung Thu, nhưng Trung Thu ở Việt Nam ngày nay đã diễn biến thành tết trẻ em, phải chăng đã minh chứng cho cách nói trên đây?