Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-09-16 09:14:11    
Tết Trung Thu truyền thống

cri

Nghe Online

Rằm tháng 8 hằng năm là tết Trung Thu truyền thống. Vì lúc này là vào giữa mùa thu, nên được gọi là Trung Thu. Trong âm lịch TQ, một năm được chia thành 4 mùa, mỗi mùa lại chia thành ba phần là Mạnh, Trọng, Quý, nên Trung Thu cũng được gọi là Trọng Thu. Tết Trung Thu là ngày tết truyền thống lớn thứ hai sau tết Nguyên Đán. Khi nói đến tết Trung Thu—ngày tết đậm đà tình nghĩa này, mọi người luôn luôn nghĩ đến các từ ngữ tràn đầy ấm cúng như: đoàn tụ, ngắm trăng, người thân, bạn bè v.v...Đêm Trung Thu, trăng sáng vằng vặc, cổ nhân coi trăng tròn là tượng trưng của sự sum họp, vì vậy, rằm tháng 8 cũng được gọi là "tết đoàn tụ".Từ xưa đến nay, mọi người thường lấy "trăng tròn" , "trăng khuyết" để ví sự vui buồn, hội ngộ, chia ly, nhà thơ đời nhà Đường Lý Bạch để lại những câu thơ nổi tiếng "Ngẩng đầu ngắm Trăng sáng, Cứu đầu nhớ quê hương."

Tết Trung thu ở Trung Quốc đã có lịch sử lâu đời, cúng trăng, ngắm trăng là phong tục chính trong ngày tết này. Ngày xưa, các hoàng đế Trung Quốc có thói quen mùa Xuân cúng mặt trời, mùa Thu cúng mặt trăng, dân gian cũng hình thành phong tục cúng trăng vào dịp tết Trung Thu. Về sau, ngắm trăng được coi trọng hơn cúng trăng, nghi thức cúng nghiêm túc trở thành vui chơi giái trí.

Có một truyền thuyết kể về việc cúng trăng vào dịp tết Trung Thu. Truyện kể rằng: Ngày rằm tháng 8, nàng Hằng Nga vợ của Hậu nghệ tình cờ ăn phải thuốc tiên bất tử, bay lên mặt trăng trở thành Thần mặt trăng, chàng Hậu Nghệ vô cùng nhớ vợ là Hằng Nga, đã đặt bàn thờ trong sân, bày những thứ hoa quả mà Hằng Nga ngày thường thích ăn rồi thắp hương để bày tỏ nỗi lòng nhớ nhung của mình, bà con địa phương sau khi biết chuyện Hằng Nga bay lên cung trăng thành tiên, cũng bày đặt hương hoa cầu mong tốt lành bình an với nàng tiên Hằng Nga.

Người TQ có phong tục ăn bánh nướng Trung Thu vào dịp tết Trung Thu. Lúc đầu bánh Trung Thu là đồ tế lễ để thờ cúng mặt trăng, về sau người ta dần dần kết hợp ngắm trăng và ăn bánh Trung Thu. Mỗi phùng giai tiết bội tư thân, bánh Trung Thu tròn vanh vạnh tượng trưng cho người nhà đoàn tụ.

Hằng tháng, khi mặt trăng, quả đất và mặt trời hình thành một đường thẳng, nhìn từ mặt đất, lúc này mặt trăng là tròn nhất, được gọi là "trăng rằm". Chuyên gia Đài thiên văn thành phố Thượng Hải cho biết, 10 giờ sáng ngày 15 tháng 8 âm lịch giờ Bắc Kinh là lúc mặt trăng tròn nhất trong tháng 8 âm lịch. Nếu buổi tối trời trong sáng, chúng ta sẽ có thể trông thấy một vầng trăng tỏ tròn vành vạnh.