Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-09-14 16:00:57    
Nói về Tết Trung Thu  (Phần hai)

cri
Ngọc Ánh xin giải đáp tiếp bạn Trần Văn Nghị ở Hà Nội về Tết Trung Thu.

Tết Trung Thu còn có truyền thuyết về nàng Hằng Nga lên cung trăng như sau:

Truyền rằng, ngày xửa ngày xưa, trên trời có 10 mặt trời cùng xuất hiện, nắng thiêu cháy cả ruộng đồng cỏ cây, đời sống của bà con nông dân lầm than khổ sở. Có một chàng trai anh hùng tên là Hậu Nghệ có sức mạnh vô song, chàng hết sức đồng tình bà con lương thiện, trước cảnh ruộng đồng nứt nẻ, chàng bèn leo lên đỉnh núi Côn Lôn, căng nỏ giương cung, dùng hết sức mạnh của mình nhằm đúng mặt trời mà bắn, chàng bắn một hơi rụng luôn chín mặt trời, một mặt trời còn sót lại hết sức sợ hãi, chàng bèn ra lệnh cho nó phải mọc vào buổi sáng và lặn vào buổi chiều đúng giờ, gây hạnh phúc cho nhân dân.

Hậu Nghệ rất được bà con kính trọng và yêu mến, chàng phải lòng và lấy được một cô gái xinh đẹp nết na và hiền hậu tên là Hằng Nga. Chàng rất thương yêu vợ, ngoài bận đi săn và truyền dạy võ nghệ ra, chàng thường ở nhà với vợ, mọi người ai nấy đều vui thay và chúc phúc cho đôi vợ chồng trai tài gái sắc này.

Rất nhiều thanh niên có chí ái mộ đến tập võ nghệ với Hậu Nghệ, trong đó có gã xảo quyệt tên là Phùng Mông cũng trà trộn đến tập.

Một hôm Hậu Nghệ lên núi Côn Lôn thăm bạn hữu và tìm đạo, giữa đường tình cờ gặp vương mẫu Nương Nương, chàng bèn cầu xin để có được gói thuốc bất tử. Nghe nói chỉ cần uống thuốc này vào là có thể thành tiên bay lên trời ngay. Thế nhưng Hậu Nghệ không sể được bỏ lại người vợ xinh đẹp, chàng bèn tạm nhờ Hằng Nga cất giữ hộ gói thuốc tiên này. Hằng Nga cất gói thuốc tiên vào trong chiếc hộp đựng đồ hóa trang, không ngờ bị gã Phùng Mông nhìn thấy, hắn ta muốn lấy trộm gói thuốc tiên để uống, mong mình có thể thành tiên.

Ba hôm sau, Hậu Nghệ dẫn mọi người đi săn, nhưng gã Phùng Mông giả ốm, xin được ở lại. Sau khi mọi người đi khỏi, Phùng Mông liền cầm dao lẻn vào nhà Hằng Nga, buộc nàng lấy thuốc tiên bất tử ra. Hằng Nga biết mình không phải là đối thủ của Phùng Mông, trong lúc nguy nan, nàng liền lấy thuốc ra rồi nuốt ửng. Sau khi thuốc vào bụng, thân nàng lập tức rời khỏi mặt đất, xuyên qua cửa sổ bay lên không trung. Vì thương nhớ chồng, cho nên Hằng Nga liền bay lên mặt trăng, hành tinh gần với mặt đất nhất.

Chập tối, Hậu Nghệ cùng mọi người đi săn trở về, các nàng hầu vừa khóc lóc vừa kể lại chuyện xảy ra ban ngày. Hậu Nghệ nghe xong vừa kinh ngạc vừa tức tối, chàng cầm gươm đi tìm giết Phùng Mông, nhưng gã ta đã chốn biệt đi từ lâu, Hậu Nghệ hết sức đau khổ, chàng giậm chân đấm ngực, ngước đầu lên trời gọi tên vợ, lúc này chàng kinh ngạc phát hiện, vầng trăng đêm nay sáng tỏ hơn bao giờ hết, trên đó có một thân hình rất giống Hằng Nga đang cử động. Thế là chàng chạy hộc tốc theo hướng mặt trăng, nhưng chàng chạy ba bước thì trăng lại lùi ba bước, chàng lùi ba bước thì trăng lại tiến ba bước, cứ thế chàng không thể nào đuổi được mặt trăng. Không còn cách nào khác, Hậu Nghệ nhớ vợ da diết, chỉ có thể cho người đến vườn hoa mà Hằng Nga thường đi, bày những thứ hoa quả mà Hằng Nga ngày thường thích ăn rồi thắp hương để bày tỏ nỗi lòng nhớ nhung của mình, bà con địa phương sau khi biết chuyện Hằng Nga bay lên cung trăng thành tiên, cũng bày đặt hương hoa cầu mong cho Hằng Nga tốt lành bình an. Thực ra, trên cung trăng rất lạnh lẽo cô đơn, ngoài gốc cây Đa và chú thỏ trắng ra, Hằng Nga không còn có ai làm bạn.

Từ đó cứ vào dịp Trung thu lại có tục bày hoa quả bánh trái và ngắm trăng.

Nhân dịp Tết Trung thu sắp đến Ngọc Ánh xin tặng bạn Trần Văn Nghị và các bạn đang học tập và công tác xa nhà bài thơ "Thu Tứ" của nhà thơ Trương Tịch thời Đường Trung Quốc:

Lạc Dương thành lý kiến thu phong

Dục tác gia thư ý vạn trùng.

Húc khủng thông thông thuyết bất tận,

Hành nhân lâm phát hựu Khai Phong.

Sau đây là bài dịch của nhà thơ Việt Nam Trần Trọng Kim:

Lạc Thành thấy nổi thu phong,

Thư nhà muốn viết, nỗi lòng khôn xuôi.

Vội vàng, sợ chẳng hết lời,

Sắp đi lại mở ra coi kỹ càng.