Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-09-12 16:55:21    
Nói về Tết Trung Thu  (Phần một)

cri

Gió thu thổi tới, chiều thu man mác, lá cây xào xạc rất dễ gợi cho người ta nhớ người thân và bạn bè ở phương xa. Nhìn lịch treo tường, chẳng còn mấy ngày nữa là đến tết Trung thu. Những ngày này trên đường phố Bắc kinh đặc biệt là trong các cửa hàng hay siêu thị đều bày bán rất nhiều bánh nướng Trung Thu, đèn lồng đèn màu rực rỡ, bầu không khí Trung Thu đang ngày càng đậm đà. Người Trung Quốc rất coi trọng ngày tết cổ truyền dân tộc này, đây cũng là ngày mọi người ở khắp nơi quan tâm đến vầng trăng nhất, mọi người cùng ngắm trăng để cùng cảm nhận tình thân nhân ở phương xa.

Ở Trung Quốc có câu: "Mỗi phùng gia tiết bội thư thân." Tết Trung thu rằm tháng 8 là ngày ánh trăng sáng tỏ nhất trong năm, gợi lên nỗi niềm nhớ quê hương và nhớ người thân. Tuy chúng ta đang cách nhau rất xa, nhưng có thể cùng ngắm một vầng trăng tỏ, Ngọc Ánh chợt nghĩ đến câu thơ nổi tiếng của Vương Bột, nhà thơ Đường TQ, đó là :

"Hải nội tồn tri Kỷ,

Thiên nha nhược tỷ lân."

Có nghĩa là: Chỉ cần dưới bầu trời bao la này có bạn bè thân thiết tri kỷ với nhau thì cho dù có ở nơi xa xôi  góc biển chân trời, ta vẫn cảm thấy gần gũi thân thiết như bè bạn hàng xóm láng giềng vậy.

Trong bức thư điện tử gửi cho Ngọc Ánh gần đây, bạn Trần Văn Nghị ở quận Đống Đa Hà Nội tâm sự với Ngọc Ánh rằng: "Quê em ở tỉnh Hà Tây, tuy cách Hà Nội không xa nhưng em rất ít dịp về nhà vì còn đang học, sang năm em sẽ tốt nghiệp, em học về chuyên ngành báo chí, em rất muốn sau này sẽ làm nhà báo ở một toà soạn nào đó tại Hà Nội. Những ngày này, ở hàng Mã, hàng Chiếu khu phố cổ Hà Nội đã bày bán nhiều đèn lồng, đèn ông sao cho trẻ em rồi, chẳng mấy ngày nữa là đến Tết Trung thu, em nhớ trước kia cứ đến Tết Trung thu là bọn trẻ chúng em lại trèo lên cây bưởi trồng trước nhà, hái bưởi xuống cùng tranh nhau ăn, vui lắm chị ạ. Em rất nhớ nhà, nhớ cha mẹ và anh chị em còn ở trong quê, nhưng vì sự nghiệp tương lai, em biết mình phải phấn đấu và lạc quan trước hiện thực chị nhỉ. Em biết ở Trung Quốc cũng ăn tết Trung Thu, nhưng em vẫn muốn nghe chị kể về nguồn gốc của Tết Trung Thu trên sóng, nếu được nghe thêm bài thơ Đường thì càng tốt chị ạ. Mong chị đừng cho em là yêu cầu quá cao nhé. Chúc các anh chị Ban tiếng Việt Nam đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc công tác thuận lợi, đêm Trung thu vui vẻ."

Văn Nghị thân mến, Ngọc Ánh xin chúc bạn sẽ thực hiện mơ ước của mình, nhưng nghề nhà báo vất vả và có áp lực đấy, mong bạn và các bạn đang học cùng ngành báo chí với bạn phải có tư tưởng chuẩn bị trước nhé.

Câu hỏi của bạn về nguồn gốc Tết Trung Thu thật là kịp thời và đúng dịp, vì Chủ Nhật tới là đến Tết Trung Thu rồi, Ngọc Ánh rất vui lòng giải đáp và xin mời bạn và các bạn khác cùng nghe:

Tết Trung thu ở Trung Quốc đã có lịch sử lâu đời, cũng như các ngày tết ngày hội truyền thống khác, nó được hình thành và phát triển dần dần, nguồn gốc của nó có rất nhiều truyền thuyết khác nhau. Ngày xưa, các hoàng đế Trung Quốc có chế độ mùa Xuân cúng mặt trời, mùa Thu cúng mặt trăng, trong cuốn "Chu lễ" xa xưa đã xuất hiện hai chữ "Trung Thu". Về sau, các nhà quý tộc cũng như các văn nhân mặc khách mô phỏng theo, đến tiết trời giữa thu, ngắm nhìn vầng trăng sáng tỏ treo trên không trung bao la, mọi người liền làm lễ cúng tế mặt trăng, gửi tình thương nỗi nhớ cho người thân, ̣ cầu mong cho mùa màng bội thu, hình thức này  dần dần hình thành tục lệ, và truyền rộng sang dân gian, từ đó mọi người cứ đến Trung thu là lại tổ chức các hoạt động truyền thống.

 Cho  đến thời nhà Đường, tục lệ cúng tế mặt trăng ngày càng được nhân dân coi trọng, sau đó hình thành ngày Tết Trung thu cố định vào rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Trong cuốn "Đường Thư. Thái Tống ký" ghi lại rằng: "Tết Trung thu rằm tháng 8", được hưng thịnh vào thời nhà Tống, đến thời nhà Minh và Thanh được coi trọng như tết Nguyên Đán, trở thành một trong những ngày tết truyền thống dân tộc quan trọng nhất ở Trung Quốc.