Theo Tân Hoa Xã: Kết hợp đặc điểm vùng nghèo nàn trong tỉnh có nguồn lao động phong phú, tỉnh Hà Nam đưa công tác đào tạo và di chuyển xoá đói giảm nghèo vào chương trình nghị sự quan trọng, không ngừng tăng cường đầu tư tiền vốn. Năm 2004, tỉnh Hà Nam đã hoàn thành công tác đào tạo 160 nghìn sức lao động kỹ năng dôi dư ở vùng nghèo nàn, thành công di chuyển 140 nghìn người, thực hiện thu nhập kinh tế 1,028 tỷ đồng nhân dân tệ, làm cho 484,3 nghìn người thoát nghèo.
Tỉnh Hà Nam là tỉnh đông dân nhất dân và có nhiều sức lao động, đi ra ngoài làm việc đồng thời cũng là tỉnh có nhiệm vụ công tác xoá đói giảm nghèo tương đối nặng nề.
Để tăng cường công tác xoá đói giảm nghèo, bắt đầu từ năm 2004, tỉnh Hà Nam đã coi đào tạo di chuyển sức lao động nâng cao tới mức phát triển kinh tế dịch vụ lao động để triển khai. Để làm tốt công tác đào tạo, các thành phố trong tỉnh đã thống kê điều tra về hiện trạng nguồn sức lao động ở xã, thôn nghèo nàn, thông qua biện pháp lập sổ sách, đăng ký tình hình như giới tính, tuổi tác, trình độ văn hoá, cần đào tạo nghề gì cho sức lao động nghèo tham gia đào tạo. Công tác cơ sở này đã đặt cơ sở vững chắc cho việc cung cấp bằng chứng đáng tin cậy để soạn thảo quy hoạch và triển khai đào tạo.
Về tiền vốn đào tạo xoá đói giảm nghèo, tỉnh Hà Nam đã tăng cường đầu tư tiền vốn xoá đói giảm nghèo của tài chính trung ương và tỉnh. Năm 2004, văn phòng xoá đói giảm nghèo của tỉnh đưa tiền vốn xoá đói giảm nghèo 36,6 triệu đồng nhân dân tệ, dùng vào xây dựng cơ sở đào tạo và tự cấp học phí cho học viên nghèo; Năm 2005, tỉnh Hà Nam đã đầu tư 45 triệu đồng nhân dân tệ về mặt đào tạo sức lao động ở vùng nghèo nàn trong tỉnh, gần bằng 10% ngân sách xoá đói giảm nghèo của trung ương và tỉnh. Để tăng cường hiệu quả đào tạo, ban lãnh đạo xoá đói giảm nghèo tỉnh Hà Nam đã chọn và xác định 30 cơ sở đào tạo cấp tỉnh. Cả tỉnh bước đầu hình thành mạng lưới đào tạo và di chuyển sức lao động trong tỉnh.
Đào tạo là biện pháp, di chuyển là mục đích. Để đảm bảo việc làm cho học viên được đào tạo, tỉnh Hà Nam áp dụng hàng loạt biện pháp. Một là thực hiện đào tạo đặt trước, các ngành xoá đói giảm nghèo, cơ sở đào tạo và trường đào tạo ở các địa phương liên hệ rộng rãi với các đơn vị cần sức lao động, theo nhu cầu nguồn lao động của họ, ký đơn sử dụng nguồn lao động, đào tạo theo đơn đặt hàng; Hai là theo nhu cầu thị trường mở chuyên ngành đào tạo, đạt tới mức học kết hợp với dùng, đặt cơ sở cho việc làm trong hình thức đào tạo; Ba là vừa đào tạo, vừa làm việc. Biện pháp này vừa đạt hiệu quả đào tạo, vừa đặt cơ sở cho việc làm sau này, đồng thời còn giải quyết tiền ăn trong thời gian học tập, rất được nông dân nghèo nàn hoan nghênh.
Những lao động đi làm ở bên ngoài qua đào tạo chuyên môn và có kỹ năng nhất định rất được thị trường nhân tài hoan nghênh.
|