Theo tin Đài chúng tôi: Gần đây, theo báo cáo mới nhất của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, I-ran nối lại hoạt động chuyển hoá u-ra-ni-um chưa tới một tháng thì đã sản xuất gần 7 tấn khí uranic fluoride dùng vào việc làm giàu u-ra-ni-um. Thông tin này hình như đã rất kích thích một số người. Do đó, việc bàn luận về đưa vấn đề hạt nhân I-ran ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đang phổ biến trong nội bộ Liên minh châu Âu.
Khi Liên minh châu Âu nêu ra đề nghị cả gói vào ngày 5 tháng 8, thiết tưởng là lấy việc với I-ran cho phép cơ sở hạt nhân dân dụng I-ran phát điện và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và kỹ thuật làm điều kiện, để đổi lấy việc I-ran từ bỏ sản xuất nhiên liệu hạt nhân, khiến I-ran mất điều kiện nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân.
Nhưng I-ran kiên quyết bác bỏ đề nghị này. I-ran cho rằng, đề nghị chưa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ, rõ ràng trái với quy định của "Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân" và hiệp nghị đã đạt được giữa đôi bên vào cuối năm 2004. Liên minh châu Âu buộc phải tạm ngừng cuộc đàm phán hạt nhân với I-ran để đáp lại biện pháp cứng rắn của I-ran, đồng thời mong I-ran đình chỉ hoạt động chuyển hoá u-ra-ni-um trước khi Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế ra báo cáo vào ngày 3 tháng 9.
Liên minh châu Âu thiếu dự kiến về thái độ ngày càng cứng rắn của I-ran gần đây. Quả nhiên, đến khi Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế ra báo cáo, sự mong đợi của Liên minh châu Âu lại một lần nữa thất vọng. Vì vậy, Liên minh châu Âu đe doạ sẽ đưa vấn đề hạt nhân I-ran ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thảo luận. Nhưng mặc dù như vậy, Liên minh châu Âu vẫn mong I-ran có thể thay đổi thái đội trước khi Hội đồng Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế họp hội nghị vào ngày 19 tháng 9.
Dư luận châu Âu cho rằng, đưa ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và trừng phạt I-ran, thực ra không phải là sự lựa chọn tốt đối với Liên minh châu Âu, bởi vì, điều này có nghĩa là Liên minh châu Âu chủ động chấp nhận sự thất bại của việc họ lâu nay kiên trì giải quyết vấn đề hạt nhân I-ran thông qua nỗ lực ngoại giao, cũng có nghĩa là quyền chủ đạo giải quyết vấn đề hạt nhân I-ran từ nay chuyển sang cho Mỹ. Bên cạnh đó, điều này cũng rất có thể khiến I-ran hoàn toàn rút khỏi "Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân", từ đó hình thành cục diện vấn đề hạt nhân I-ran hoàn toàn mất sự kiểm soát. Những hậu quả này là điều Liên minh châu Âu không thể không suy nghĩ.
Mặt khác, hội đồng Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế là cơ quan duy nhất có quyền quyết định đưa vấn đề hạt nhân I-ran ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Liên minh châu Âu hiểu rằng trong tình hình của I-ran kiên trì lập trường của mình, kỳ họp hội đồng diễn ra ngày 19 tháng 9 liệu có thông qua nghị quyết như sự mong muốn của các nước phương tây hay không cũng đáng nghi ngờ. Nhiều nước đang phát triển nhất là các nước không liên kết trong hội đồng bày tỏ đồng tình đối với việc I-ran bị đối xử bất công. Ngày 5, Nga đã công khai phản đối đưa vấn đề hạt nhân I-ran ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc thảo luận.
|