Nghe Online
Ý của câu thành ngữ này là chỉ Nhân tài kiệt xuất ra đời tại nơi linh thiêng tươi đẹp, hoặc chỉ hào kiệt đi tới đâu thì ở đó trở thành nơi danh thắng.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Đằng vương các tự" của Vương Bột triều nhà Đường.
Đằng vương các ở thành Nam Xương là do Đằng vương Lý Nguyên Anh con trai của Hán Cao Tổ xây dựng khi nhậm chức Hồng Châu đô đốc. Về sau, sau khi Diêm Bá Ngư làm Hồng Châu đô đốc đã tiến hành tu sửa lại Đằng Vương Các, rồi đặt tiệc mừng ngày khánh thành. Bấy giờ, Vương Bột tình cờ đi qua đây cũng được mời tới tham dự, nhưng được sắp xếp ngồi ở hàng ghế cuối cùng.
Diêm đô đốc bảo con rể viết sẵn một bài tự văn để khoe với đám khách. Trong lúc mọi người đang ăn uống, ông tỏ ra rất khiêm tốn mời khách viết văn rồi đem bút giấy ra đặt trước mặt mọi người. Do khách chưa có chuẩn bị sẵn nên cứ chối nhường nhau không ai dám cầm bút. Duy chỉ có Vương Bột là cầm lấy giấy bút rồi viết luôn một mạch. Diêm đô đốc thấy người lạ mặt này không câu nệ gì thì tỏ ra mất hứng liền rời bàn tiệc ra ngoài, rồi sai người hầu vào lấy bài viết của Vương Bột ra cho ông xem. Ông nhận thấy mấy câu đầu của Vương Bột viết rất bình thường. Nhưng sau khi xem đến câu "Vật hoa thiên bảo, long quang xạ ngưu đẩu chi hư. Nhân kiệt địa linh, Từ Nhũ hạ Trần Phiên chi thạp" thì không ngớt lời khen ngợi, bởi lẽ trong câu này Vương Bột đã viết về hai điển cố. Một là nói về vật có tinh hoa, trời có chân bảo, ý nói Hồng Châu có báu vật kỳ lạ . Còn một là nói về Từ Nhũ người Nam Xương thời Đông Hán tuy nhà nghèo không muốm ra làm quan, nhưng lại là bạn thân thiết của thái thú Trần Phiên. Trong nhà Trần Phiên đã làm sẵn một cái chõng tre để dành tiếp ông khi đến thăm. Bài viết này của Vương Bột có ý chỉ Hồng Châu có nhân tài kiệt xuất.
Diêm đô đốc tấm tắc khen ngợi Vương Bột là một kỳ tài, rồi tôn làm thượng khách và tự mình tiếp rượu ông.
|