"Trời quang thân đầy bụi, trời mưa thân đầy bùn", đây là quang cảnh chợ biên giới thôn Na Lê huyện Ninh Minh Quảng Tây Trung Quốc năm xưa. Thôn Na Lê nằm ở biên giới Trung Việt, trước kia, nơi này không có điện, không có điện thoại, những hàng thổ sản như bát giác, nhựa thông đều khó mà chở ra bên ngoài vì đường xá gồ ghề, bán không được giá, hoàn cảnh đời sống ở đây rất khó khăn.
Năm 2000, Quảng Tây quyết định lấy việc chấn biên giới, làm giầu cho dân, láng giềng hữu nghị làm mục tiêu, tập trung sức lực của toàn khu tự trị, tập trung giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng của vùng biên giới nội trong vòng hai năm. Làn sóng mang tên "chiến dịch xây dựng vùng biên giới", đã mang lại sự thay đổi to lớn cho thôn Na Lê, điều kiện cơ sở hạ tầng trong thôn đã có sự thay đổi to lớn, đời sống của bà con cũng khá hơn nhiều.
Chiến dịch lần này tổng cộng đã thực thi hơn 17 nghìn dự án công trình, bao gồm giao thông, giáo dục, y tế, thông tin, phát thanh truyền hình v.v... hàng loạt bộ mặt các thôn trang biên giới như thôn Na Lê, đã có sự đổi mới to lớn.
Việc cải thiện cơ sở hạ tầng đã đặt cơ sở vững chắc cho nhân dân các dân tộc vùng này thoát khỏi nghèo nàn đi lên khá giả. Hiện nay, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã giải quyết vấn đề thoát nghèo trên một diện lớn, phần lớn bà con ở đây đã thực hiện từ nghèo khó đi đến ấm no xuyên lịch sử.
Tháng 11 năm 2001, Trung Quốc đã nêu ra khuôn khổ phát triển thiết lập khu mậu dịch tự do nội trong 10 năm. Sau đó không bao lâu, Nam Ninh trở thành nơi vĩnh cửu tổ chức "Hội chợ Trung Quốc --Asean".
Tháng 6 năm 2004, cùng với việc triệu tập "Diễn đàn hợp tác và phát triển khu vực châu thổ sông Châu Giang mở rộng", 11 tỉnh và khu tự trị "vùng châu thổ sông Châu Giang mở rộng", trong có Quảng Tây đã ký kết "Hiệp nghị khuôn khổ hợp tác khu vức châu thổ sông Châu Giang mở rộng", sự hợp tác khu vực sông thổ sông Châu Giang chính thức khởi động.
Tháng 7 năm nay, là thành viên mới của chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mê Công (GMS), Quảng Tây lần đầu tiên hiện diện trước công chúng, trở thành khu hành chính cấp tỉnh thứ hai tham gia (GMS) tiếp sau tỉnh vân Nam.
Tình hình mới mở cửa và hợp tác, đã khiến Quảng Tây nhìn nhận lại vai trò và địa vị của mình trong phát triển kinh tế khu vực, hiện nay địa vị chiến lược đã được nâng cao nhiều, ưu thế về vị trí địa lý Quảng Tây kết nối miền Đông Tây Trung Quốc với khu vực Asean đã ngày càng trở nên nổi bật.
Đảng Uỷ và chính quyền khu tực trị Choang Quảng Tây đã nhanh chóng điều chỉnh chiến lược, coi việc thực thi "chiến dịch xây dựng cơ sở hạ tầng vùng ven biển" làm biện pháp quan trọng để phát huy ưu thế khu vực mình, quyết định từ năm 2004, trong vòng 2 năm, đầu tư 6 tỷ 40 triệu nhân dân tệ, thúc đẩy tiến trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ba thành phố ven biển là Bắc Hải, Khâm Châu và Phòng Thành, tăng nhanh việc khai thác và mở cửa, tổng cộng có 37 dự án xây dựng nằm trong 5 loại công trình xây dựng lớn.
Bí thư đảng uỷ Khu tự trị Choang dân tộc Choang Quảng Tây Tào Bá Thuần nói, kinh tế Quảng Tây muốn lên một tầm cao mới, cần phải tập trung sự chú ý nhiều hơn vào khu vực ven biển. Phải tháo gỡ dần những nhân tố chế ước tới sự phát triển kinh tế và xã hội trong lâu nay, Quảng Tây nằm ở nơi giao tiếp nền kinh tế nhiều khu vực, sẽ chào đón thời kỳ mới phát triển nhịp nhàng, tiến bộ toàn diện.
|