Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-09-01 15:23:17    
Dân tộc Kinh

Xin Hua
Vài nét về dân tộc:

Dân tộc Kinh là một trong những dân tộc có dân số khá ít ở Trung Quốc. Trong lịch sử, họ tự xưng là "Kinh", người ta gọi là "Việt". Năm 1958 được xác định là dân tộc Kinh, chủ yếu sinh sống ở các nơi Sơn Tâm, Lịch Vĩ, Vu Đầu thuộc quận Giang Bình huyện tự trị các dân tộc Phòng Thành và khu vực Hằng Vọng, Đàm Cát, Hồng Khảm, Trúc Sơn Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Theo cuộc điều tra dân số toàn quốc lần thứ 5 năm 2000, dân tộc Kinh có 22 nghìn 517 người. Họ nói tiếng dân tộc Kinh, cơ bản tương đồng với tiếng Việt. Hiện nay họ chủ yếu nói phương ngôn Quảng Đông và viết chữ Hán.

Sau thế kỷ 15, dân tộc Kinh từ Đồ Sơn Việt Nam di chuyển đến Trung Quốc, ban đầu họ cư trú ở Đảo Vu Sơn và làng Trại Đầu bên cạnh thị trấn Giang Bình, sau đó dần dần di chuyển đến Lịch Vĩ, Sơn Tâm, Đàm Cát v.v.

Dân tộc Kinh chủ yếu làm nghề cá.

Văn hóa nghệ thuật:

Dân tộc Kinh có văn nghệ dân gian truyền thống phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc. Nghệ thuật ca hát của dân tộc Kinh rất đặc sắc. Khi hát, một chàng trai chơi đàn ba dây, hai cô gái gõ phách và luân phiên hát, lời hát phần lớn là lịch sử và thơ ca cổ đại Trung Quốc. Giai điệu hát có trên 30 loại, phân chia theo nội dung gồm sơn ca, tình ca, bài hát kết hôn, bài hát đánh cá, bài hát kể khổ, bài hát phong tục, bài hát lao động sản xuất v.v. Dân ca dân tộc Kinh có nội dung phong phú, do ảnh hưởng của sản xuất, không ít bài hát liên quan tới biển. Nam nữ thanh niên dân tộc Kinh thông thường thông qua hình thức hát đối tìm người yêu, cho nên họ ai cũng hay hát và hát hay. Chèo truyền thống dân tộc Kinh mang đậm đặc sắc dân tộc. Đàn bầu là nhạc cụ dân tộc độc nhất vô nhị của dân tộc Kinh, tiếng đàn du dương và êm tai.

Phong tục tập quán và lễ tết quan trọng:

Trước kia, nhà ở của dân tộc Kinh làm cột gỗ, vách đất, lợp tranh, dễ di chuyển. Nhưng, hiện nay đa số nhà ở xây bằng gạch và lợp ngói. Về trang phục dân tộc Kinh, một số cụ bà mặc trang phụ dân tộc, mặc áo cánh không cổ, bó sát người với ống tay hẹp, hai vạt cài giữa, mặc yếm hình thoi, mặc quần vừa rộng vừa dài màu đen hoặc màu nâu xám, khi ra ngoài, mặc thêm áo ngoài dài màu trắng giống như sường sám, nhưng chỗ xẻ tà cao hơn. Số ít phụ nữ còn giữ lại thói quen nhuộm răng đen. Trước kia, đàn ông mặc áo the với ống tay hẹp, áo the dài đến đầu gối, thắt lưng. Nhưng hiện nay, đa số thanh niên nam nữ mặc trang phục giống như dân tộc Hán lân cận. Dân tộc Kinh chủ yếu ăn gạo, cũng ăn khoai lang, ngô, khoai sọ v,v. Họ thích ăn cá, tôm, cua, nước mắm. Phụ nữ thích ăn trầu. Trước kia, hôn nhân do bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Hiện nay đa số là tự do luyến ái, thông qua hình thức hát đối tìm bạn đời. Hát đối xong, nếu chàng trai thích cô gái, thì đi gần đến cô, dùng chân hất cát vào cô gái, nếu cô gái cũng mến chàng, thì đá cát lại. Thông qua phương thức đá cát hoặc ném lá cây vào nhau để tỏ tình yêu nhau, rồi mời người làm mối chuyển bài hát tỏ tình, hai bên còn tặng nhau một cái guốc màu, nếu vừa đúng là một đôi guốc, thì được coi là tạo hóa định sẵn, có thể đính hôn, sau đó nhà trai mang quà, và mời ca sĩ đến nhà gái hát dạm hỏi. Khi tổ chức đám cưới, nhà gái đóng chặt cửa, và dựng lên 3 chiếc cổng có treo đèn màu trên lối đi và dưới lùm cây chung quanh nhà. Nhà trai muốn qua ba cổng đó, phải hát đối, đến khi ca sĩ bên nhà gái hài lòng mới có thể thông qua. Sau bữa tiệc tối, cô dâu chú rể đến nhà trai làm lễ cưới, tiếng hát đối không ngừng, thấu suốt cả đêm, tiếng hát gửi lời chúc phúc đôi vợ chồng trẻ.

Vào mồng 10 tháng 6 âm lịch (ở Lịch Vĩ, đảo Vu Đầu), hoặc mồng 10 tháng 8 (ở đảo Sơn Tâm), 25 tháng giêng (ở xã Hồng Khảm), đồng bào dân tộc Kinh địa phương chào mừng "Tết hát", một tết long trọng nhất của họ, lúc đó, có nữ ca sĩ luân phiên hát. Hoạt động "Tết hát" tiến hành 3 ngày 3 đêm, mọi người vừa ăn uống, vừa nghe hát.

Tín ngưỡng tôn giáo:

Dân tộc Kinh sùng bài đa thần, nhất là ngưỡng mộ các thần có liên quan tới biển.