Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-08-29 16:33:37    
Khúc cao hòa quả

cri

Nghe Online

Chữ "Cao" ở đây là chỉ cao nhã, còn chữ "Quả" là chỉ số ít.

Câu thành ngữ này có nghĩa là bài hát có giai điệu càng cao nhã thì người có thể hát càng ít đi.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Tống Ngọc đáp Sở Vương vấn".

Thời Chiến Quốc, nhà văn học nổi tiếng nước Sở Tống Ngọc lúc đó làm việc cho Sở Tương Vương. Một hôm, Sở Tương Vương trách hỏi Tống Ngọc rằng: Phải chăng ông có hành vi không chính đáng, nên mới để nhiều người dị nghị như vậy? Tống Ngọc bình tĩnh trả lời rằng: "Quả thật trong triều có khá nhiều người dị nghị về hạ thần, mong đại vương lượng thứ và nghe hạ thần kể một câu truyện. Gần đây, có một nhạc sư sang hát ở Ảnh Đô. Ban đầu, anh ta hát hai bài rất bình thường là bài Hạ Lý và Ba Nhân, người trong thành có mấy nghìn người có thể hát hòa theo. Tiếp đến, anh ta lại hát hai bài Dương Hà và Giới Lộ thì người hát theo đã có phần ít đi. Khi anh ta lại hát hai bài Dương Xuân và Bạch Tuyết có giai điệu tương đối cao nhã thì chỉ còn có mấy chục người có thể hát theo. Cuối cùng, khi anh ta hát về Thương Âm, Vũ Âm vô cùng cao nhã và thâm thúy thì chỉ vẻn vẹn có mấy người có thể hát theo mà thôi. Điều này có khác nào chim phượng hoàng bay lượn trên chín tầng mây, những con chim sâu suốt ngày nhảy nhót bên bờ rào làm sao có thể sánh kịp. Cá Côn một ngày có thể bơi xa vạn dặm, những con cá nhỏ sống trong vũng nước ao tù thì làm sao có thể bì kịp. Trong loài chim có phượng hoàng, trong loài cá có cá Côn, thì loài người cũng có những nhân vật vượt trội hơn kẻ khác, tư tưởng của họ vượt xa hơn người thường, thì họ làm sao có thể hiểu được lời nói và hành vi của kẻ hạ thần này?"

Sở Tương Vương nghe xong như bừng tỉnh và càng thêm trọng dụng Tống Ngọc.

Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví với tác phẩm và ngôn luận cao nhã, thâm thúy, khiến nhiều người khó tiếp thu. Hoặc dùng để chỉ người có phẩm đức thanh cao, trong sạch, người thường không thể hiểu nổi.