Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-08-29 17:18:47    
Chú Gia-chua và công tác bảo vệ dị sản văn hóa dân tộc Tạng

cri

Nghe Online

Tháng 7, tháng 8 hằng năm là thời gian khu vực Sơn Nam Tây Tạng đẹp nhất, trên thung lũng sông Niên Sở, từng mảnh ruộng lúa, cây thanh khoa màu vàng màu xanh, cho thấy niềm vui sắp được mùa; dưới sự trang điểm của núi xanh, trời xanh và mây trắng, chùa chiền rải rác khắp nơi càng thêm tráng lệ và thần bí. Một số lễ tết quan trọng của dân tộc Tạng như Tết sữa chua, Tết được mùa đều được tổ chức vào mùa đẹp này.
Nhưng, năm nay, đối với mọi thứ, chú Gia-chua lại không có thời gian thưởng thức và chào mừng, vì chú có một việc quan trọng hơn và phấn khởi hơn phải làm, đó là chú phải chỉnh lý tư liệu "tuồng dân tộc Tạng" của khu vực Sơn Nam trong vòng 1 tháng, rồi trình lên Khu tự trị Tây Tạng trước ngày 18 tháng 8, chuẩn bị đăng ký "Di sản văn hoá phi vật thể thế giới". Vì vậy, chú hàng ngày đều phải làm thêm giờ, thứ 7 và chủ nhật cũng thế.
Chú Gia-chua là chủ nhiệm văn phòng bảo vệ di sản văn hóa dân tộc của khu vực Sơn Nam Tây Tạng, chú vóc dáng không cao, tính tình ôn hoà, tóc dài đến vai, khiến nét mặt găm đen của chú tăng thêm phong độ nhà nghệ thuật. Chú nói:
"Khu vực Sơn Nam có lịch sử lâu đời, tuồng dân tộc Tạng, giọng hát và âm điệu của bài hát ở các nơi khác nhau. Khu vực Sơn Nam có 12 huyện, có đặc sắc riêng. Vở tuồng dân tộc Tạng đầu tiên của Tây Tạng đúng là ra đời ở khu vực Sơn Nam."
Tuồng dân tộc Tạng sớm nhất ra đời ở thung lũng sông Nhã Lung khu vực Sơn Nam Tây Tạng, cho đến nay ít nhất đã có 1300 năm lịch sử, hình mẫu bước đầu của tuồng dân tộc Tạng là "Tuồng dân tộc Tạng với diễn viên đeo mặt nạ màu trắng", vào thế kỷ 14-15, tuồng dân tộc Tạng với diễn viên đeo mặt nạ màu xanh da trời trở thành trào lưu chủ yếu của tuồng dân tộc Tạng. Trước năm 1985, chú Gia-chua là một diễn viên của Nhà nghệ thuật quần chúng khu vực Sơn Nam, chú trình diễn ca múa dân tộc Tạng, và đóng vai cụ già trong tuồng dân tộc Tạng với diễn viên đeo mặt nạ màu xanh da trời. Sự từng trải hồi trẻ khiến chú có tình cảm sâu sắc đối với tuồng dân tộc Tạng từng chói lọi huy hoàng hàng trăm năm qua, nhưng hiện nay đứng trước nhiều khó khăn như khán giả ngày càng ít, thiếu hụt nhân tài và vốn. Trước mắt, chú chỉ mong mình có thể thu thập nhiều tư liệu và tranh ảnh liên quan tới tuồng dân tộc Tạng, góp phần làm cho tuồng dân tộc Tạng có thể đăng ký thành công "Di sản văn hóa phi vật thể thế giới".
Từ năm 1985, chú Gia-chua bắt đầu làm công tác bảo vệ di sản văn hóa dân tộc Tạng. Kể từ thập niên 80 thế kỷ trước, căn cứ chỉ đạo chung của chính phủ Trung Quốc, các nơi Tây Tạng lần lượt thành lập nhóm bảo vệ di sản văn hoá dân tộc, và thành lập 10 ban biên tập kho tàng văn nghệ, do nhà nước và chính quyền Khu tự trị cấp vốn riêng, trang bị xe cộ và thiết bị v.v., để tiến hành các cuộc điều tra, thu thập, chỉnh lý, nghiên cứu và biên tập xuất bản một cách quy mô và hệ thống đối với di sản văn hóa dân gian dân tộc Tạng. Chú Gia-chua đã làm một trong những công tác nói trên trong gần 20 năm qua.
Khu vực Sơn Nam mà chú Gia-chua sinh sống là đất tổ văn hóa dân tộc Tạng, từ nhà vua dân tộc Tạng thế hệ đầu tiên đến nhà vua dân tộc Tạng thế hệ thứ 32 của Tây Tạng đều cư trú ở đây. Ở đây có rất nhiều đệ nhất trong lịch sử Tây Tạng như, mảnh ruộng đầu tiên, làng đầu tiên, cung điện đầu tiên, chùa đầu tiên v.v. Vì vậy, công tác bảo vệ di sản văn hóa dân tộc ở khu vực Sơn Nam rất cần thiết và nặng nề.
Từ năm 1985 đến năm 1995, chú Gia-chua lần lượt tham gia công tác thu thập, chỉnh lý và biên tập "Kho tàng ngạn ngữ dân gian Trung Quốc", "Kho tàng truyện dân gian Trung Quốc" và "Kho tàng ca dao dân gian Trung Quốc". Người ta cho rằng, đến các làng làm công tác thu thập rất vất vả, thường phải đi một tháng liền. Nhưng, đối với chú Gia-chua thật sự yêu thích văn hóa nghệ thuật dân tộc Tạng, thì đến các làng làm công tác thu thập là một niềm vui lớn nhất trong đời chú. Chú nói:
"Hồi đó tôi ba mươi mấy tuổi, xuống làng rất phấn khởi, không thấy khó khăn chút nào, rất vui mừng. Ban ngày ra ngoài làm việc, ban đêm mới có thể làm công tác chỉnh lý. Ban đầu nông dân và dân chăn nuôi không muốn hát, nghệ nhân dân gian cũng không muốn hát. Chúng tôi bèn chuyện trò với họ, mời họ uống rượu thanh khoa. Uống rượu xong, họ mới hát nhiều."
Ở khu vực Sơn Nam, ngoài đồng bào dân tộc Tạng ra, còn có đồng bào dân tộc Lô-ba, dân tộc Môn-ba. Hai dân tộc này không có chữ viết, khi trao đổi với bên ngoài, họ nói tiếng dân tộc Tạng, khi hát thì dùng tiếng nói của dân tộc mình, như vậy đã mang lai không ít khó khăn cho công tác thu thập ca dao của chú Gia-chua và đồng nghiệp của chú. Chú nói:
"Tôi không hiểu tiếng dân tộc Lô-ba, đồng bào dân tộc Lô-ba cũng không biết nên dịch ra tiếng dân tộc Tạng như thế nào. Khi ghi chép, chỉ có thể ghi chép ý thôi, không thể ghi chép từng chữ một. Cho nên chúng tôi trước tiên điều tra bài hát nào nổi tiếng, rồi đi làng thu thập, sau khi trở về khu vực Sơn Nam mới dịch từng câu thành tiếng dân tộc Tạng."
Chú Gia-chua và đồng nghiệp của chú phần lớn phỏng vấn nghệ nhân dân gian trên 60 tuổi. Trong lịch sử Tây Tạng, các nghệ thuật dân gian dân tộc như âm nhạc, điệu múa, truyện dân gian, ca dao v.v., đều không có văn tự ghi chép, chỉ là thông qua quần chúng hoặc nghệ nhân dân gian truyền miệng. Một lần, chú Gia-chua nghe nói một nghệ nhân cao tuổi ở một làng biết hát nhiều ca dao, chú và đồng nghiệp bỏ công tác đang làm, đến làng tìm cụ, nhưng cụ ấy lại ốm chết rồi. Nhìn thấy tình hình "người chết nghệ mất", chú Gia-chua và đồng nghiệp đau lòng lắm, và cảm thấy trách nhiệm trên vai mình hết sức nặng nề.
Sau năm 1995, chú Gia-chua và đồng nghiệp của chú bắt đầu tham gia công tác thu thập, chỉnh lý và biên tập xuất bản "Kho tàng dân ca Trung Quốc", "Kho tàng âm nhạc khúc nghệ dân gian Trung Quốc" v.v. Mấy năm trước, những cuốn sách này đã xuất bản bản tiếng dân tộc Tạng, rất được đồng bào dân tộc Tạng yêu thích. Hiện nay, chú Gia-chua và đồng nghiệp đang khẩn trương dịch những cuốn sách đó ra tiếng Hán.
Khi cuộc phỏng vấn sắp kết thúc, chú Gia-chua nói, Tết được mùa dân tộc Tạng sắp đến, chú hát một bài dân ca chúc mừng Tết được mùa của dân tộc Tạng tặng cho chúng tôi.
Lời ca hát rằng: Chùa Tra-hin-hung-pô ở đâu? Chùa lớn bao nhiêu? Có bao nhiêu lạt-ma? La-xa ở đâu? Nó ở trung tâm Tây Tạng, Cung Bu-đa-la cũng ở đó.