Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-08-22 12:11:13    
Trường điệu—tâm hồn của dân tộc Mông Cổ

cri

Nghe Online

Trường điệu là một hình thức ca hát truyền thống của dân tộc Mông Cổ. Các thế hệ đồng bào dân tộc Mông Cổ Trung Quốc sống trên đồng cỏ lớn ở miền bắc, dân tộc du mục này sáng tạo ra văn hóa đồng cỏ độc đáo. Nghe nói, người dân tộc Mông Cổ có 3 của quý là đồng cỏ, ngựa tốt và trường điệu. Ba của quý này hình thành chỗ dựa tinh thần của họ.

Dân tộc Mông Cổ là một dân tộc chất phác và có tính tình phóng khoáng, họ sống trên đồng cỏ mênh mông, hoàn cảnh đặc biệt này nảy sinh trường điệu—một hình thức ca hát đậm đà đặc sắc dân tộc. Trường điệu dân tộc Mông Cổ có giai điệu du dương, ý vị độc đáo, phản ánh tấm lòng rộng mở của đồng bào dân tộc Mông Cổ.

Khi nghe thấy trường điệu du dương này, trước mắt Duy Hoa xuất hiện một hình tượng như sau: đồng cỏ xanh tươi, mênh mông, mây trắng như mền bông treo lơ lửng trên bầu trời, đàn bò và đàn cừu ung dung ăn cỏ, các lều Mông Cổ màu trắng giống như các hạt trai rơi trên đĩa ngọc bích. Mặt trời tà tà ngả bóng về tây, ráng chiều trang điểm núi xa như khoác lên một chiếc áo màu, đàn bò đàn cừu như được mạ một lớp màu vàng, mây trắng trở thành màu đỏ như ngọn lửa.

Trong tình cảnh này, trường điệu Mông Cổ vang lên, bay bổng ngân vang, tiết tấu chậm rãi, vừa kể chuyện, vừa trữ tình, bày tỏ tình cảm sâu thẳm của đồng bào sống trên đồng cỏ. Nói chung, trường điệu của dân tộc Mông Cổ chỉ có hai lời ca, dân chăn nuôi hát rất tự do, thường tuỳ theo thể nghiệm của bản thân mình và cảm giác đối với tự nhiên mà thay đổi lời ca. Phần lớn lời ca miêu tả cảnh vật tự nhiên như đồng cỏ, ngựa tốt, lạc đà, bò, cừu, trời xanh, mây trắng và sông hồ v.v., ngoài ra cũng có lời hát về tình yêu. Trong tiếng đệm của đàn đầu ngựa, trường điệu có ý vị hơn, vang rộng trên bầu trời đồng cỏ.

Cụ Bao-in-tu là một người dân chăn nuôi, cụ suốt đời nuôi ngựa tốt, và hát trường điệu. Tuy cụ năm nay đã 66 tuổi, nhưng cụ vẫn thích hát trường điệu như thích nuôi ngựa tốt. Cụ nói:

"Tôi thích trường điệu, cũng thích hát, tôi mong thông qua hát trường điệu để lại những gì có giá trị cho thế hệ mai sau của dân tộc Mông Cổ. Hiện nay tôi dạy học sinh cấp một cấp hai hát trường điệu. Để trường điệu được lưu truyền sang thế hệ mai sau, tôi tình nguyện làm những việc này không đòi trả tiền."

Theo đà phương thức sản xuất và cuộc sống của dân chăn nuôi dân tộc Mông Cổ thay đổi, hoàn cảnh tự nhiên mà trường điệu dựa vào cũng có phần thay đổi, nền văn hóa đồng cỏ truyền thống đứng trước mối đe dọa mất đi. Để trường điệu được lưu truyền sang thế hệ mai sau, ngày càng nhiều người chủ động dạy và học hát trường điệu.

Đứa bé tên là Sê-na-ê-bin năm nay 11 tuổi. Em bé từ nhỏ theo bố học hát trường điệu, luyện được một giọng hát tốt. Em nói, hát là một việc nhẹ nhàng thoải mái. Ở quê em, đa số người cho rằng, trẻ em thích trường điệu, kế thừa hát trường điệu, yêu thích văn hóa dân tộc mình, là một việc khiến mọi người vui mừng. chị Hu-đu-tê là một ca sĩ hát trường điệu khá nổi tiếng ở địa phương, chị nói:

"Ở huyện chúng tôi, hát trường điệu dân tộc Mông Cổ rất phổ biến, không những thành niên chúng tôi hát, trẻ em cũng thích hát, chúng tôi đều sẵn sàng dạy họ hát."

Nhiều người nghe trường điệu có một cảm giác là, mỗi khi tiếng hát vừa trầm vừa dài vang lên, thì cảm thấy muốn khóc. Sau khi thưởng thức ca sĩ trình diễn trường điệu, một nhà thơ hình dung cảm giác của mình như sau: tiếng hát của anh xuyên qua đồng cỏ, mây trên bầu trời quên mất di động, gió trên mặt đất quên mất hô hấp; người già ngồi bên cạnh bếp lửa ở lều chiên chợt nhớ quãng thời gian ngày xưa, thiếu nữ vắt sữa bò trên đồng cỏ chợt quên mình đang ở đâu; theo tiếng hát, mọi tâm hồn đều chần chừ đi lại trên đồng bằng bát ngát...

Sở dĩ tiếng hát có sức truyền cảm như vậy là vì đồng bào dân tộc Mông Cổ dốc tình cảm đối với tự nhiên và cảm thán đối với lịch sử của mình vào tiếng hát trường điệu. Anh Chung Tuấn Kiệt là nhân viên công tác của một công ty máy tính ở Bắc Kinh, anh mở một trang wéb giới thiệu trường điệu dân tộc Mông Cổ. Anh giải thích nguyên nhân thích trường điệu với phóng viên rằng:

"Trường điệu khác hẳn với bầu không khí nóng nẩy ở thành phố, nó trầm lắng, sầu muộn, trong trường điệu chứa những tình cảm không tìm thấy trong nhiều âm nhạc khác."

Anh Kiệt cho biết, cho đến nay trên trang wéb của anh đã có hơn 1000 hội viên, họ rải rác trên khắp đất liền Trung Quốc, ngoài ra còn có hội viên đến từ Hồng Kông, Đài Loan và nước ngoài. Họ đều là người yêu thích trường điệu dân tộc Mông Cổ, để học trường điệu, nhiều người tự học tiếng dân tộc Mông Cổ, thăm thầy cô giáo nổi tiếng, nhiệt tình của họ khiến người ta rất cảm động.

Nếu quý vị và các bạn có dịp đến đồng cỏ du lịch, bạn sẽ phát hiện, trong lều chiên tràn đầy mùi hương của chè pha sữa, chỉ cần tiếng đàn đầu ngựa vang lên, ca sĩ sẽ trình diễn trường điệu du dương theo tiếng đàn. Nghe thấy tiếng hát đó giống như uống được rượu ngon, cảm thấy mình say đắm trong giai điệu du dương, sâu xa...