Theo Tân hoa xã: Làng Sảo Cổ hà là một làng nhỏ không có tiếng tăm gì ở Giang Tô, thế nhưng tại nơi chỉ rộng 4 km2 này mỗi năm sản xuất tới 650 triệu nắp chai các loại, chiếm trên 60 o/o thị phần cả nước.
Đây là một trong vô số những trường hợp thành công của cụm ngành nghề tập trung tại khu vực tam giác sông Trường Giang. Mặc dù gia công một chiếc nắp chai chỉ thu lãi vài xu, nhưng Lào Sảo Cổ Hà mỗi năm có thể thực hiện doanh thu tới 330 triệu nhân dân tệ, nộp thuế và lãi lên tới 7 triệu đồng. 106 doanh nghiệp ở Làng Sảo Cổ Hà đều là những doanh nghiệp nhỏ thuộc tư nhân, trong đó có hơn 40 doanh nghiệp đầu tư trên 2 triệu nhân dân tệ.
Tuần báo Thương mại Mỹ gần đây đăng bài viết: nguyên nhân sản phẩm Trung Quốc có sức cạnh tranh to lớn là ở chỗ "qui mô kinh tế của Trung Quốc cực kỳ đồ sộ, tài nguyên cung ứng rất dồi dào, có thể khiến bạn rất thuận tiện sẽ mua được những linh kiện và nguyên liệu cần thiết từ hàng trăm nhà cung cấp".
Thực ra việc này liên quan tới vấn đề dây chuyền cung cấp hoàn thiện, cũng là ưu thế của ngành chế tạo Trung Quốc so với các nơi khác. Nếu nói về tiền lương, vùng ven biển miền đông Trung Quốc đã cao hơn các nước Việt Nam, CPC...thế nhưng nhiều thương gia vẫn sẵn sàng đầu tư xây dựng nhà xưởng tại các nơi như vùng tam giác sông Trường Giang...
Đơn cử ngành dệt may, phó chủ tịch Phòng thương mại xuất nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc Tào Tân Vũ nói: trong phạm vi bán kính 50 km2 ở vùng tam giác sông Châu Giang hoặc vùng tam giác sông Trường Giang có ngành dệt may phát triển, những phụ liệu như khuy cúc, kéo sợi...đều có thể sản xuất, có thể hoàn thành đơn đặt hàng lớn trong một thời gian ngắn, đây là điều mà rất nhiều nước không thể làm được.
Cụm ngành nghề tập trung là lấy một ngành chủ đạo làm hạt nhân, các doanh nghiệp dây chuyền cùng ngành nghề khá tập trung trong một không gian phục vụ. Chủ nhiệm Ủy ban phát triển và kế hoạch tỉnh Giang Tô Trung Quốc Tiền Chí Tân nói ngành nghề tập trung có thể phân phối hữu hiệu tài nguyên, phân công sâu sắc chuyên ngành, nâng cao hiệu suất, khống chế giá thành, bởi vậy sẽ nâng cao sức cạnh tranh khu vực.
Hiện nay trong phạm vi 25 km ở chung quanh khu vườn công nghiệp Tô Châu, tỷ lệ đồng bộ của các sản phẩm máy tính có thể đạt tới 98 o/o, bảo đảm cho các doanh nghiệp nhận được hàng sau 3 hôm đặt hàng.
Ngành nghề tập trung khiến cho các khâu thiết kế, mua xắm, tiêu thu...xã hội hóa, thậm chí xã hội hóa tới hàng chục nhà xưởng tới hàng chục khâu trong sản xuất, qua đó hình thành hệ thống sinh thái ngành nghề.
Sự sắp xếp chế độ lành tính có thể bù đắp sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên, giảm hữu hiệu giá thành thương vụ của doanh nghiệp trong cụm tập trung, giá thành giao dịch cũng như giá thành thông tin. Giáp sư Học viện thương mại Trường đại học Nam Kinh Lưu Chí Bưu nói.
Chính vì sức sống này của cụm ngành nghề tập trung đã khiến cho tỉnh Chiết Giang có tài nguyên khan hiếm đã lập nên hiện tượng kinh tế khiến mọi người chú ý: Thừa Châu-quê hương của ca-vát mỗi năm sản xuất 280 triệu chiếc ca-vát, chiếm một phần ba thị trường ca-vát thế giới; Thị trấn Đại Đường thành phố Trư Hý mỗi năm sản xuất 9 tỷ đôi tất, là cơ sở bít tất lớn nhất toàn cầu.
|