Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-08-17 15:01:37    
Tản văn : Trầm mặc

cri

                                                                         Tác giả  Chu Tự Thanh

Trầm mặc là một loại triết học xử thế, nếu sử dụng tốt sẽ là một loại nghệ thuật.

Ai cũng biết rằng, cái miệng thường dùng để ăn cơm, có người nói, cái miệng dùng để hôn nhau. Tôi cho rằng không sai. Nhưng nếu như thống kê thì chức năng nhiều nhất của cái miệng vẫn là để nói chuyện, tôi tin là như vậy. Theo như cách nói lưu hành thời nay thì, nói chuyện đại khái là một loại "tuyên truyền", tuyên truyền bản thân. Do đó mà nói chuyện chính là vì bản thân. Nếu ai khăng khăng bảo là vì người khác, thì tôi cũng đành phải nhượng bộ. Bởi vì như thế này: khi nói chuyện quả thật là gián tiếp vì mình, mà trực tiếp là vì người khác.

Ngoài bản thân ra, còn có người khác; người khác cũng có bản thân của người khác, cho nên phải nói ít, hoặc không nói. Thế là chúng ta biết nên trầm mặc. Nếu bạn đọc qua tác phẩm " Chúc Phúc" của nhà văn Lỗ Tấn, chắc sẽ hiểu ngay ý nói của tôi.

Thường thì khi mới gặp người la mặṭ, thường là cúi đầu trầm mặc, song cũng có trường hợp ngoại lệ. Thường khi đáp tàu thuyền xe cộ, thấy có số người hay nôn nóng dò hỏi bắt chuyện với người khác, tôi thật thèm muốn cái khỏe mạnh của họ; Bởi vì ở Trung Quốc khi đáp tàu thuyền trên đường hành trình, như vậy sẽ không cảm thấy mệt mỏi. Gặp người lạ mà trầm mặc, đại khái là do bản tính sợ hãi vốn có, song có lẽ cũng vì nguyên nhân khác. Giả sử bạn không hề biết họ tên của người lạ, việc mà bạn có thể làm tất nhiên là chỉ có đề phòng một cách có ý hay vô ý, như đề phòng kẻ địch vậy. Trầm mặc là chiến lược đề phòng an toàn nhất. Bạn không nhất thiết phải để người lạ biết bạn, càng không muốn họ biết đến chỗ đáng cười của bạn, chẳng phải ai cũng có chỗ đáng cười đó sao? --: Nếu người người đó thích nói, thì bạn cứ việc để họ nói thả cửa. Xong rồi bạn chỉ cần chia tay họ một cách lễ phép. Nếu như bạn muốn làm quen với người lạ mặt đó, thì bạn vẫn cứ phải trầm mặc. Song bạn phải để tâm nghe anh ta nói chuyện, chọn ra mấy chỗ, rồi cho anh ta một lời khen ngắn gọn; ít nhất bạn phải bày tỏ đồng ý với quan điểm anh ta. Đây là sự mở đầu của câu chuyện, hoặc coi là mở đầu của tri kỷ tối thiểu cũng được. Nếu như người đó là một "nhân vật to" mà bạn kính ngưỡng lâu nay, hoặc không kính ngưỡng, thì bạn càng phải trầm mặc. Lời ăn tiếng nói của nhân vật lớn, thậm chí đến ánh mắt nét mặt, đều có chỗ khác thường; tốt nhất là bạn cứ ngồi ra xa, để người bạo dạn nán đến gần người đó. Tất nhiên tôi nói ở đây chẳng qua chỉ là tình cờ gặp phải. Nếu như bạn muốn đến chào họ, thì bạn nên nghĩ cách khác; riêng đối với tôi thì đây là việc đáng sợ. – bạn xem, nhân vật lớn nói chuyện với người bình thường, hay họ nói chuyện với nhân vật lớn khác, hẳn sẽ cảm thấy thỏa mãn, bởi vì không cần phải phát âm ra từ kẽ răng. Nói chuyện là việc mệt óc, khi có thể nói ít nói hoặc không nói, trầm mặc là một lối để sống lâu. Còn việc tự tuyên truyền mình, điều này rất quan trọng, ai không công nhận điều này là không quan trọng nào? --- , đối với người lạ mặt mà nói, cũng chỉ uổng công, bởi vì họ không để tâm với nội dung tuyên truyền của bạn, mà chỉ cười thầm bạn thôi, rồi khi sau khi họ cúi đầu hay bắt tay với bạn xong là sẽ quên sạch.

Bạn bè khác với người lạ mặt ở chỗ là bạn bè có thể nghe hoặc sẵn sàng nghe bạn – tuyên truyền. Đây không phải trao đổi gì cả, mà trao đổi cũng tốt. Bạn bè có thể hiểu biết bạn ở mức độ khác nhau, họ thông cảm bạn; bạn bè có hứng thú hoặc lễ phép với bạn, thì câu nói của bạn sẽ đáp ứng cái tính hiếu kỳ của họ, rồi họ nghe bạn nói một cách thích thú; nếu câu chuyện của bạn có nội dung quan trọng hoặc bi sầu, thì cũng là nguyên do lễ phép, anh bạn ấy cũng có thể tạm thời quan trọng hoặc bi sâu theo bạn luôn. Bạn sẽ cảm thấy thoả mãn, còn bạn bè thì cảm thấy bầu không khí e dè. Họ biết "nên phải " như thế nào; thực ra là một sự hy sinh, "nên phải " cũng "đáng để " cảm ơn. Song cho dù trước mặt bạn bè, bạn cũng không nên nói quá nhiều; Cùng một câu chuyện, một mớ tình cảm, một câu trâm ngôn, cũng không nên lặp đi lặp lại. Tác phẩm "Chúc Phúc" là cái gương tốt nhất. Bạn nên kiềm chế mình một cách thích đáng, chớ nên viễn tưởng lời nói của bạn sẽ chiếm lĩnh được cả tâm trí của bạn mình, mà cũng không ai có thể chiếm lĩnh được hết tâm trí bạn. Bạn càng cần biết mình nên che giấu bản thân như thế nào. Chỉ có những gì không thể biết, không thể được, mới có người theo đuổi; nếu bạn đem hết thảy những gì của bạn cho người khác biết hết, thì bạn sẽ trở nên không còn ý nghĩa gì đối người khác cũng như đối với trần gian này nữa, như là thi hài đã bị các thực tập sinh y học sử dụng qua. Đến lúc đó, bạn sẽ cảm thấy cô đơn một cách không thể tưởng tượng được, bạn không đứng vững được nữa, mà như rơi xuống vực thẳm vô đáy. Đôi tình nhân yêu nhau thường nói: "Em sẵn sàng dâng cho anh tất cả", hay ngược lại, nhưng ai biết được cái tất cả đó của anh ta hay cô ta là những gì? Người đầu tiên nói câu này, chỉ để bày tỏ sự khảng khái của mình, nhiều nhất cũng chỉ là để bày tỏ một loại lý tưởng mà thôi; về sau mà nói như vậy nữa, lại càng chỉ là "câu nói cửa miệng" thôi. Cho nên giữa bạn bè với nhau, thậm chí giữa hai người đang yêu, trầm mặc vẫn là thứ không thể thiếu được. Câu nói của bạn nên như các vì sao trong màn đêm, không nên như tiếng pháo đêm Giao Thừa--- Ai thèm gì tiếng pháo thâu đêm đó. Trầm mặc có khi trở nên đầy ý thơ. Ví dụ như, buổi chiều, lúc hoàng hôn, hay trong đêm khuya, trong căn nhà yên ắng và thoáng rộng, trầm mặc với nhau trong chốc lát, có lẽ còn hơn là nói ra rả không ngớt. Có người ví khung cảnh như vậy là "vẻ đẹp không lời", lời ví như vậy mới đẹp làm sao. Còn cái gọi là " mỉm cười chúm chím ", thì mới lại càng tuyệt.

Thế nhưng trầm mặc cũng có lúc không được. trong trường hợp đông người bạn có thể trầm mặc, nhưng khi chỉ có khách và chủ thì không được. Nếu bạn trầm mặc quá, thì có lẽ khách của bạn sẽ cảm thấy khó chịu, và chẳng khác nào như đuổi khách. Nếu như bạn muốn đuổi họ, thì tất nhiên tốt rồi; nhưng nếu như bạn không muốn đuổi, thì bạn phải thỉnh thoảng mời anh ta uống nước, hút thuốc, xem tranh ảnh, đọc baó, hoặc nghe đài, thỉnh thoảng cũng có thể chuyện trò với anh ta về thời tiết, về thời cuộc, chỉ có điều là nhắc lại nội dung trên báo chí, cộng thêm mấy điều nghi vấn khó giải thích-- , nói chung là gợi chuyện cho anh ta nói. Thế là bạn cứ việc gật đầu, khịt mĩu, có khi thở dài mà nghe. Khi anh ta nói xong, bạn lại lái sang chuyện khác, và vẫn cứ nghe anh ta nói. Thế nhưng anh bạn tôi từng tiếp qua một ông khách, ông ta là một nhân vật sắp to, vì lý do quan hệ lễ phép nào đó mà đến thăm anh bạn tôi. Ông ta ngồi xuống, hai tay khuanh lại đặt lên bàn. Vừa nói được mấy câu đã ngừng, hai mắt mở to dán vào mặt anh bạn tôi. Anh bạn tôi cảm thấy rất gượng, khó khăn lắm mới nói được đôi ba câu cho qua. Đây tất nhiên cũng là một loại trầm mặc, là sự nghiêm nghị giữa cấp trên với cấp dưới. Nếu áp dụng như vậy trong trường hợp giao tiếp, thì quá ư lộ liễu; mà trong trường hợp nói, nếu không để lại một chút thông thoáng cho chủ nhà, thì càng vô lễ. Điều đáng sợ của các nhân vật to và các nhân vật sắp to chính là ở chỗ này. Còn về cách ứng phó, thực ra cũng có, đó vẫn là trầm mặc; chỉ cần có việc bó tay lại đôi chút, rồi nhìn ông ta, có lẽ ông ta cũng chẳng làm thế nào được chăng?

(Sáng tác vào ngày 7-11năm 1932,  đăng trên "Tuần san Thanh Hoa")