Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-08-16 00:11:36    
Thủy thư—ký hiệu thần bí độc đáo của dân tộc Thủy

cri

Nghe Online

Thủy thư là sách văn hóa cổ đặc biệt độc đáo của dân tộc Thủy, một dân tộc thiểu số Trung Quốc, cho đến nay vẫn có một số đồng bào dân tộc Thủy sử dụng ký hiệu này. Thủy thư có hình chữ giống như chữ khắc trên mai rùa và xương thú đời nhà Thương, cũng có điểm tương tự với chữ hình nêm của Ba-bi-lôn cổ đại và chữ hình vẽ của Ai Cập cổ đại. Chuyên gia cho rằng, thủy thư có lịch sử lâu đời, nội dung sâu rộng, là bách khoa toàn thư của dân tộc Thủy, cũng là một trong những di sản lịch sử văn hóa ưu tú của dân tộc Trung Hoa.

Hàng nghìn năm trước, tổ tiên dân tộc Thủy sáng tạo ra chữ Thủy thư cổ xưa. Chữ viết của dân tộc Thủy chia thành ba loại: chữ hình vẽ, chữ tượng hình và chữ Hán mượn. Bằng nét chữ đơn giản, các ký hiệu này thể hiện nhận thức của tổ tiên dân tộc Thủy đối với tự nhiên và cuộc sống, vừa tỏ ý, vừa có giá trị thưởng thức, Thủy thư đã ghi lại tin tức văn hóa phong phú của dân tộc Thủy. Ông Diêu Bính Liệt dốc sức nghiên cứu và tàng trữ Thủy thư cho biết:

"Thủy thư được lưu truyền qua hình thức ghi chép bằng tay và truyền miệng, có nội dung liên quan tới các lĩnh vực như triết học, phong tục dân tộc, dân tộc, mỹ học v.v., chúng tôi cho rằng Thủy thư là một di sản văn hóa hiếm thấy."

Dân tộc Thủy có trên 400 nghìn dân, chủ yếu cư trú ở huyện Tam Đô, Lệ Ba tỉnh Quý Châu miền tây nam Trung Quốc, ông Liệt là người dân tộc Thủy ra đời ở huyện Lệ Ba. Ông nói, hiện nay trong nước có tàng trữ hàng chục nghìn cuốn Thủy thư, và đã phân biệt rõ hơn 1400 chữ dân tộc Thủy.

Phần lớn nội dung của Thủy thư liên quan tới bói số. Đạo sùng bái tự nhiên là đạo nguyên thủy nhất và cơ bản nhất của dân tộc Thủy. Đồng bào dân tộc Thủy cho rằng vạn vật linh thiêng, tin những 700-800 ma qủy và thần tiên. Đông đảo thiên thể và hiện tượng thiên văn như mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, gió, mưa, sấm sét, nhật thực, nguyệt thực v.v, cũng như hạnh phúc và tai nạn do chúng mang lại, hình thành hệ thống cơ bản của Đạo sùng bái tự nhiên của dân tộc Thủy. Thủy thư chính là thư thu góp nội dung tín ngưỡng này. Có người nói, Thủy thư là kinh điển dùng để đối thoại với thần linh và ma qủy.

Theo đồng bào dân tộc Thủy, chữ dân tộc Thủy rất linh thiêng, đối với Thủy thư viết bằng chữ cổ dân tộc Thủy, thậm chí chỉ là một mảnh giấy, đồng bào dân tộc Thủy đều không giẫm đạp, bước qua hoặc ngồi. Theo đa số đồng bào dân tộc Thủy, tự nhiên là nguồn gốc sống của họ, Thủy thư là chỗ dựa tinh thần của họ. Cho đến nay, khi tiến hành các hoạt động lớn như xây nhà, tổ chức lễ tang lễ tế, khởi hành, cày cấy, tổ chức hoạt động chào mừng ngày tết v.v., đồng bào dân tộc Thủy vẫn căn cứ Thủy thư để bói toán, cầu mong mạnh khoẻ, bình yên, thuận lợi và hạnh phúc.

Những người biết chữ dân tộc Thủy được đồng bào gọi là "Thủy thư tiên sinh". Ông Mông Hi Năng hơn 60 tuổi là một vị "Thủy thư tiên sinh" khá nổi tiếng ở khu vực tập trung cư trú của dân tộc Thủy. Ông Năng từ thuở nhỏ theo bố học chữ Thủy thư. Ông Năng cho biết, kế thừa Thủy thư có hình thức đặc biệt. Ông nói:

"Trước kia chúng tôi học Thủy thư đều qua hình thức tổ truyền, không dạy cho người ngoài nhà. Chọn học trò cũng khá nghiêm ngặt. Trước khi học chính thức, học trò phải dâng thịt gà, thịt vịt, thịt lợn cúng tế người sáng tạo Thủy thư, dù ngày hay đêm, dùng nắng hay mưa, học trò đều phải làm theo yêu cầu của thầy, nếu phẩm chất không tốt, thì thầy sẽ không dạy nữa."

Có lẽ là để tiện cho di dời, trong hàng nghìn năm qua, nói chung, kế thừa chữ Thủy thư chủ yếu thông qua hai hình thức là tổ truyền và chọn học trò. Nhưng, bất cứ là hình thức nào, cũng chỉ truyền cho nam giới, không truyền cho nữ giới. Hiện nay, ông Năng vẫn đang dạy 2 học trò chữ Thủy thư. Ngày thường, ông Năng nghiên cứu Thủy thư ở nhà, giúp bà con lân cận chữa bệnh và bói toán lành hay dữ.

Vì chữ viết và phương thức kế thừa rất đặc biệt, cho nên hiện nay số người có thể đọc hiểu và sử dụng Thủy thư ngày càng ít. Trong toàn quốc chỉ có hơn 1000 "Thủy thư tiên sinh" như ông Năng, và đa số tiên sinh đều trên 60 tuổi. Để Thủy thư có người kế thừa, ngoài dạy học trò ra, ông Năng còn giúp chính phủ đến dân gian thu thập Thủy thư, và làm công tác dịch, biên tập và in ấn, để thế hệ sau có thể hiểu thêm về văn hóa dân tộc Thủy.

Ông Mông Hi Lâm, người dân tộc Thủy, là Phó giám đốc Hội học thuật về văn hóa dân tộc Thủy tỉnh Quý Châu, làm công tác nghiên cứu Thủy thư đã lâu. Ông Lâm nói, nếu thuở nhỏ không học chữ Thủy thư, thì chẳng hiểu Thủy thư tý nào cả, công tác nghiên cứu cũng không thể làm nổi. Ông cho rằng, đầu óc của mỗi vị Thủy thư tiên sinh đều là một "Kho tàng sống" về kiến thức văn hóa dân tộc Thủy. Để bảo vệ Thủy thư, trước tiên cần phải bảo vệ Thủy thư tiên sinh. Ông Lâm nói:

"Ý nghĩ của tôi là, trước tiên là bảo vệ người, đầu tiên là Thủy thư tiên sinh. Thứ hai là đào tạo một số người hiểu chữ Thủy thư tại trường học, để kế thừa văn hóa Thủy thư."

Mấy năm gần đây, bởi sức cuốn hút đặc biệt và giá trị nghiên cứu cực cao, Thủy thư được giới ngôn ngữ học thế giới quan tâm. Tiến sĩ Nhiếp Nhị của Trung tâm nghiên cứu ngôn ngữ Đông Á thuộc Viện khoa học xã hội nhà nước Pháp nói: "Học tập, nghiên cứu Thủy thư có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nhân loại học, ngôn ngữ học và lịch sử học."

Để Tàng trữ và bảo vệ Thủy thư, Cục lưu trữ hồ sơ nhà nước Trung Quốc đã xếp Thủy thư vào "Mục lục di sản văn hiến hồ sơ Trung Quốc". Hiện nay, chính phủ Trung Quốc đang tích cực đăng ký với Tổ chức U-nê-xcô, mong xếp Thủy thư vào "Mục lục di sản ghi nhớ thế giới".