Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-08-15 14:06:13    
Xu viêm phụ thế

cri

Nghe Online

Ý của câu thành ngữ này có nghĩa là xu nịnh kẻ có quyền thế.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Tống sử - truyện Lý Thùy".

Lý Thùy thời Tống Chân Tông là một người tính tình cương trực, kiến thức uyên bác, đã từng đảm nhiệm các chức vụ Trước thư lang, Quản các hiệu lý v v. Ông vô cùng căm ghét thói xu nịnh, bợ đỡ trong trốn quan trường. Tể tướng Đinh Vị thời bấy giờ chính là người đã nhờ vào tật xấu này mà leo lên chức vụ cao. Sau khi lên làm tể tướng, Đinh Vị nắm hết quyền hành chính trị trong triều đình, tìm cách trù dập những người không ăn cánh với mình. Có rất nhiều người muốn làm quan đều đến nịnh hót ông. Nhưng Lý Thùy thì không làm như vậy. Ông cho rằng, đã là tể tướng mà chấp pháp không công bằng, ngược lại còn cậy thế hiếp đáp người làm phụ lòng mong mỏi của triều đình và dân chúng, một con người như vậy thì đến gặp để làm gì. Đinh Vị biết được việc này vô cùng tức tối, bèn tìm cách điều Lý Thùy đi làm quan ở nơi khác.

Sau khi Tống Nhân Tông lên ngôi, Đinh Vị bị thất thế, Lý Thùy lại được triệu về kinh đô, các bạn bè của ông đều khuyên ông nên đến yết kiến quan tể tướng mới, nhưng Lý Thùy lạnh nhạt đáp: "Ba mươi năm trước nếu tôi chịu khúm núm đến yết kiến Đinh Vị thì tôi đã là học sĩ hàn lâm rồi. Nay tôi tuổi đã cao, khi thấy những đại thần làm việc không công bằng còn thường xuyên trách cứ họ, thì không lẽ nào lại đến dựa nhờ vào người có quyền thế, làm việc dưới sự sai khiến của người ta nhằm mong họ cất nhắc mình? ". Ít lâu sau, những lời nói này của ông cũng truyền đến tai tể tướng, ông lại lần nữa bị đuổi ra khỏi kinh đô đi làm quan phủ ở nơi khác".

Hiện nay, người ta vẫn hay dùng câu thành ngữ này để ví với kẻ nịnh nọt, nhờ cậy vào quyền thế của người khác.