Theo tân hoa xã: Mọi người có thể không tin rằng một khu cấm đồn gác biên giới xưa kia, quanh năm gió cát, khô hạn thậm chí được mệnh danh là nơi không thích hợp cho con ngườisinh sống thế mà ngày nay lại là cửa khẩu trên bộ lớn thứ 2 của Trung Quốc, được các thương gia trong và ngoài nước đánh giá là một trong những nơi có tiềm năng nhất của khu vực miền tây Trung Quốc. Nơi đây chính là cửa khẩu núi A-la ở Khu tự trị Tân Cương Trung Quốc.
Cửa núi A-la nằm dưới chân dãy núi A-la-thao, phía bắc giáp với Ca-dắc-xtan, là cửa khẩu quan trọng trên con đường tơ lụa cổ xưa. Xét về môi trường tự nhiện nói đây là nơi không thích hợp cho con người sinh sống cũng không có gì là ngoa. Là một trong 4 khu gió cát lớn ở Trung Quốc, sức gió bình quân cấp 6 ở đây có tới 256 ngày trong năm, sức gió mạnh nhất lên tới cấp 12 đến 13, nhiệt độ chênh lệch giữa mùa hè và mùa đông cao tới 84 đô C, điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt.
Sự biến đổi trong 50 năm có thể nói là vô vùng lớn lao, hiện nay cử núi A-la đã trở thành một trong những nơi mà thương gia khát khao có mặt nhất ở khu vực miền tây Trung Quốc. Bí thư ban quản lý cửa khẩu A-la Vưu Chiếm Quân cho biết, từ thập niên 80 của thế kỷ 20 đến nay, sự giao lưu thương mại giữa Trung Quốc với các nước Trung á và Nga ngày càng dồn dập, ưu thế địa dư của cửa khẩu A-la được thể hiện rõ nét. Tháng 6-1990 Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn thành lập cửa khẩu A-la, cửa khẩu đường sát chính thức mở cửa với nước thứ 3 kể từ ngày 1-12-1992.
Qua hơn 10 năm xây dựng, cửa khẩu A-la hiện đã trở thành cửa khẩu có khối lượng hàng hoá qua lại lớn nhất, tốc độ phát triển nhanh nhất, hiệu quả tốt nhất của khu vực miền tây và xếp hàng đầu các cửa khẩu ở Trung Quốc về mức thu thuế quan theo bình quân đầu người. Tính đến năm 2004, cửa khẩu A-la đã có 482 doanh nghiệp các loại, hằng năm hoàn thành gần 10 triệu tấn hàng quá cảnh, với trị giá hơn 11 tỷ USD, chiếm 87 o/o khối lượng hàng quá cảnh trong tổng số 16 cửa khẩu ở Tân Cương, 8 năm liền xếp thứ 2 về cửa khẩu trên bộ trong cả nước. Cửa khẩu đường sắt A-la còn là một cửa khẩu quan trọng nối liên vùng viễn đông với khu vực Trung Á thậm chí là tới các nước châu Âu, trong hơn 10 năm qua đã quá cảnh hơn 100 nghìn công-ten-nơ tiêu chuẩn quốc tế. Và còn được mệnh danh là huyết mạnh vận chuyển năng lượng của Trung Quốc, đường ông dẫn dầu Trung Quốc—Ca-dắc-xtan với công suất 10 triệu tấn năm sẽ xây dựng trạm chuyển tiếp đầu tiên tại đây và sẽ chính thức đưa vào hoạt động vào ngày 16-12 năm nay.
Ông Vưu Chiêm Quân nói, cửa khẩu A-la hiện nay là một thành phố, diện tích khu quản lý cửa khẩu rộng 155 km2, diện tích qui hoạch thành phố 15 km2, số dân thương trú hơn 20 nghìn. Các thiết bị cửa khẩu đường sắt và đường bộ hoàn thiện, vận tải đường sắt mỗi năm đạt 3 triệu tấn. Khu nội thành nhà cửa san sát, các cơ sở ngân hàng, bưu điện, cấp nước, điện, trường học, bệnh viện, phát thanh, truyền hình, quảng trường, rạp chiếu phim...đều đầy đủ.
Ông Vưu Chiếm Quân nói cửa khẩu A-la là đầu mối đoạn Trung Quốc trên cầu đường bộ Á-Âu, trải qua hơn 10 năm xây dựng gian khổ đã hoàn thành đầu tư hơn 1,35 tỷ nhân dân tệ, vùng gô-bi hoang vắng xưa kia đã xuất hiện cảnh tượng sầm uất có dân số đông đúc, hoạt động thương mại sôi động.
|