Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-08-10 15:27:52    
Tản văn: Nói chuyện

cri

Ai không biết nói chuyện, chỉ có người câm mới không biết nói. Có người nói vào lúc này, không nói vào lúc khác. Có người nói nhiều, có người ít nói. Có người hay nói, có người lại thích trầm ngâm. Người bị câm tuy không nói được, nhưng cũng ú a ú ớ phát ra âm thanh, khoa chân múa tay.

Nói chuyện không phải là việc dễ dàng. Ngày nào cũng nói, không có nghĩa là biết ăn nói; nhiều người nói suốt cả đời, nhưng chẳng có mấy câu hay nào cả. Những từ nghĩa như "giọng lưỡi của nhà hùng biện", " uốn ba tấc lưỡi" chính là chứng cứ về vật quý hiếm; Các văn nhân đòi hỏi "cái tài giỏi nói", lý do chính là như vậy. Chúng ta không muốn làm nhà hùng biện, thuyết khách, văn nhân, song cuộc đời con người không ngoài hai thứ đó là ăn nói và hành động, ngoài hành động ra chỉ còn ăn nói, cái gọi là nhân tình thế sự, một nửa là nằm trong ăn nói. Trong cuốn sách cổ "Thượng thư" viết rằng: "Duy khẩu, xuất hảo hưng giới," có nghĩa là chỉ có ăn nói mới là tốt giữ xấu kiêng. Sự ảnh hưởng của một câu nói có khi ta khó mà lường trước được, có rất nhiều những ví dụ như vậy xuất hiện trong lịch sử hoặc trong tiểu thuyết.

Nói chuyện tuy không khó bằng viết văn, nhưng lại không dễ ràng hơn viết văn. Có người biết nói nhưng không biết viết, song có người biết viết lại không biết nói. Nói chuyện như mây trôi nước chảy, không thể đắn đo từng câu từng chữ, do vậy mà không thể tránh khỏi có chỗ bị sơ xuất, không chặt chẽ như khi viết. Nhưng cái tự nhiên của mây trôi nước chảy khó có bài văn nào có thể sánh kịp.— Những bài văn đạt được trôi chảy như vậy, thì đó là những bài nói chuyện, chứ không phải là bài văn nữa. Song đó là mức độ khó đến thế nào nhỉ! Trong bài viết của chúng ta, trong triết học tuy có tiêu chuẩn như câu "ngòi bút như giọng lưỡi ", thế nhưng xưa nay có mấy người có thể dùng "ngòi bút như giọng lưỡi" được? Song, bài văn không tự nhiên cho lắm, còn có thể trở thành phái kỳ công, chứ nói chuyện thì không được; nếu như nói chuyện cũng kỳ công, thì thử hỏi sẽ đáng sợ như thế nào!

Có bao nhiêu cách nói chuyện? tôi thật khó mà trả lời được. Đại khái chia làm: Diễn thuyết, giảng giải cho mọi người, hoặc nói sách v.v... là một loại, họp hội nghị là một loại, đàm phán công việc là một loại, tra hỏi trên toà án là một loại, trả lời câu hỏi của phóng viên là một loại; ---- đây đều là nói chuyện trong trường hợp chính thức. Bạn bè chuyện trò với nhau là một loại, là trường hợp không chính thức. Trong trường hợp nói chuyện chính thức không nhất định phải nghiêm nét mặt, thế nhưng thường thì nghiêm nghị vẫn nhiều hơn. Nói chuyện trong trường hợp này thường là nói từng đọan, có khi phải chuẩn bị từ trước. Chỉ khi nào chuyện phiếm với nhau mới có thể trên dưới cổ kim trà trộn với nhau mà nói; nói trà trộn có nghĩa là tự nhiên và vụn vặn, có thể nói từng đoạn. Chuyện phiếm không cần thiết phải chuẩn bị trước, thường thì nghĩ đến đâu nói đến đấy, tùy cơ ứng biến. Nếu như chuẩn bị từ trước rồi mới "chuyện phiếm", thì thật là nực cười. Các loại nói chuyện này, đại thể đều có một số công thức, có nghĩa là chuyện phiếm cũng có --- "Thời tiết" thường là mở đầu của câu chuyện, đây là một ví dụ. Nhưng công thức là cố định, không thể đủ được, để nói rõ ràng còn phải xem tài người nói. Người giỏi nói thường khiến ta cảm hứng đến mở mày mở mặt, người không biết ăn nói thường khiến ta ỉu xìu xìu, cho dù là cùng một câu chuyện, thậm chí cùng một câu nói.

Người Trung Quốc từ rất xa xưa đã có sự đòi hỏi về ăn nói. "Tả truyện", "Quốc sách", "Thế Thuyết" là ba bộ kinh điển về ăn nói của chúng ta. Đó là những câu nói ngoại giao, là ngôn luận của nhà tung hoành, là chuyện trò. Lời ăn tiếng nói của họ uyển chuyển như ý, câu nào chữ ấy đều đi sâu vào lòng người. Còn bộ tiểu thuyết "Hồng Lâu Mộng" thì những câu đối thoại trong đó rất nhẹ nhàng, rất đẹp. Ngoài ra, ông Giả Quân Phòng thời nhà Hán được mệnh danh là " giỏi nói sánh thiên hạ", đáng tiếc là chỉ để lại cho chúng ta một lời khen; Thuật nói sách của Liễu Kính Đình thời nhà Minh rất nổi danh, đáng tiếc là chúng ta không thể thưởng thức được. Nền văn học mới của những năm gần đây, lại Tây hóa ngôn ngữ bạch thoại, mượn những câu nói hoạt bát tinh tế trong ngôn ngữ nước ngoài, đồng thời ám thị chúng ta phải nghiền ngẫm lại những biểu hiện trong ngôn ngữ đã quá lỗi thời. Việc này khiến ngôn ngữ của chúng ta có thêm ý mới, sức mạnh mới.

Thái độ nói chuyện của người Trung Quốc, thứ nhất là, quên cả nói, song như Thiền Tông "dạy " người ta "miệng treo trên tường", vẫn cứ không tránh được phải nói chuyện. Thứ hai là, thận ngôn, quả ngôn và đần ngôn. Ba trường hợp này lại chia ra như sau: Thận ngôn có nghĩa là ăn nói thận trọng, ăn nói thận trọng thành ra ít nói, ít nói thì sai ít. Quả ngôn có nghĩa là ít nói, đây là chỉ đức tính trầm lặng. Hai loại này thường là bẩm sinh. Còn đần ngôn có nghĩa nói không ra, là một loại đức tính thành thực và đôn hậu. Quân tử thành thật với nhau, sức mạnh của nhân cách chiếu rõ sáng tối , không phải nói nhiều, khi nói cũng không cần phải chau chuốt. Những ai chỉ biết ăn nói chau chuốt, miệng ngọt như mía lùi, thì chẳng khác gì miệng na mô bụng một bồ dao găm, đó chính là tiểu nhân; người đó ăn nói chau chuốt quá, khiến người nghe khó tin. Bụng dạ người đó rồi cũng có ngày bị phơi trần ra. Chúng ta chỉ là những người bình thường thuộc giữa hai loại người nói trên, không có khí phách hào hùng gì cả, nhưng cũng không đến nỗi quên thảy bản thân mình. Chỉ có điều là không thể không đoái hoài đến nhân tình thế sự, chúng ta xem thời gian, xem địa điểm, nhìn con người, dưới điều kiện lễ phép và thú vị, chỉ chau chuốt lời ăn tiếng nói của bản thân. Không có sức mạnh gì cả, chỉ có trí tuệ; sức mạnh thật sự không phải từ chau chuốt mà ra. Điều mong muốn của chúng ta chỉ là : nói ít , nhưng phải nói hay.