Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-08-09 16:57:45    
Nhà ngôn ngữ học Đức công bố "Tập hình vẽ kết cấu ngôn ngữ thế giới"

Xin Hua
Theo tin Tân Hoa Xã: Các nhà ngôn ngữ học Hội nghiên cứu Max Planck Đức tổng hợp mấy nghìn thành quả nghiên cứu chuyên ngành về ngôn ngữ loài người, vẽ ra "Tập hình vẽ kết cấu ngôn ngữ thế giới" gồm 142 hình vẽ màu. Chuyên gia cho rằng, nhiều số liệu bao gồm trong tập hình vẽ này sẽ khiến so sánh ngôn ngữ học đứng trên khởi điểm mới.

Hội nghiên cứu Max Planck ra thông cáo báo chí viết, dưới sự lãnh đạo của chuyên gia Sở nghiên cứu tiến hoá nhân loại học Hội nghiên cứu Max Planck, một tiểu ban gồm 50 người nghiên cứu sử dụng khoảng 6800 nguồn tư liệu, vẽ ra "Tập hình vẽ kết cấu ngôn ngữ thế giới" này. Tập hình vẽ đã miêu tả nổi bật sự phân bố biến lượng kết cấu ngôn ngữ về địa lý, bao hàm thông tin rộng rãi biến lượng kết cấu ngôn ngữ như hệ thống ngữ điệu, đặc tính của danh từ và thành phần số phức, hình thức "Tương lai" và "Quá khứ" trình bày bằng khẩu ngữ, ngữ khí câu khuyên lệnh, thứ tự của từ và số từ.

Cuốn tập vẽ này đã giúp nhân viên nghiên cứu thu được tiến triển mới về nghiên cứu ngôn ngữ. Họ phát hiện, đặc điểm kết cấu ngôn ngữ chịu sự chế ước của địa lý lớn hơn nhiều so với cách nghĩ của mọi người trước đây. Trong tập hình vẽ, đặc điểm phân bố địa lý xem qua là hiểu. Ví dụ, ngôn ngữ có hai chữ cái OE và UE hầu như đều ở miền bắc lục địa Âu Á, chứ không xuất hiện ở phía nam dãy núi Hy-na-lay-a. Lại ví dụ, "THE HOUSE OF THE FATHER" loại thứ tự từ danh từ - thuộc cách này xuất hiện trong ngôn ngữ Châu Phi, Châu Âu, Nam Mỹ và Trung Mỹ, còn thứ tự từ thuộc cách - danh từ "THE FATHER''S HOUSE" thì lại chiếm chủ đạo trong ngôn ngữ các khu vực khác.

Tập hình vẽ cho thấy, bất kể các loại ngôn ngữ có liên quan hay không về "Gia phả", về đặc điểm kết cấu một ngôn ngữ nào đó thường có rất nhiều điểm chung với ngôn ngữ láng giềng với nó về địa lý. Ví dụ, về "Gia phả" tiếng Hin-đi có liên quan đến tiếng Giéc-man, tiếng Rô-man và tiếng Xla-vơ ở Châu Âu, đều có thể tìm về tiếng mẹ đẻ nguyên thuỷ ngữ hệ Ấn Âu 6 nghìn năm trước. Nhưng tiếng Hin-đi lại có sự giống nhau ghê người về mặt kết cấu với tiếng Ta-min không có chút "Dính dáng" gì với mình. Cũng vậy, về kết cấu ngữ pháp, tiếng Phần Lan rất tiếp cận với tiếng Thuỵ Điển và tiếng Nga không "Dính dáng', nhưng lại gần nhau về địa lý, lại khác khá xa so với ngôn ngữ "Họ hàng xa" của nó ở Xi-bê-ri .