Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-08-08 16:02:19    
Giáo sư Mác-lách dân tộc Kan-kát có học thức uyên thâm

cri

Nghe Online

Dân tộc Kan-kát tập trung cư trú ở miền tây Khu tự trị dân tộc Uây-ua Tân Cương Trung Quốc, từng sống cuộc sống du mục, di chuyển theo nguồn nước và đồng cỏ. Mấy năm gần đây, vì có nhiều cơ hội tiếp thu giáo dục, đa số đồng bào từ biệt phương thức cuộc sống du mục truyền thống, trở thành luật sư, thương nhân hoặc học giả.

Khi gặp giáo sư Mác-lách, phóng viên đài chúng tôi khó mà tin rằng người đàn ông đầu tóc bạc phơ này chưa tới 50 tuổi. Ngoài một chiếc máy tính, một chiếc bàn, một chiếc máy điện thoại ra, trong văn phòng của giáo sư toàn là sách. Giáo sư cười mà nói, ông thích cuộc sống giản dị. Giáo sư nói:

"Đối với vật chất, tôi cho rằng chỉ cần thoả mãn yêu cầu cuộc sống cơ bản của cá nhân là đủ rồi. Mọi người nên làm những gì mình muốn làm, làm những việc có ý nghĩa, để lại những gì cho thế hệ sau."

Giáo sư Mác-lách giành được thành tích rất lớn trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc Kan-kát, lần lượt chủ biên và phiên dịch nhiều bộ chuyên khảo về dân tộc Kan-kát. Giáo sư có tình cảm nồng thắm đối với quê hương và dân tộc mình. Theo giáo sư, ngôn ngữ không những là công cụ để mọi người giao lưu với nhau, mà còn ảnh hưởng tới hành động và tư duy của mọi người, việc nghiên cứu ngôn ngữ của một dân tộc có ý nghĩa quan trọng. Giáo sư nói:

"Trẻ em bắt đầu nhận thức thế giới này là qua học tiếng nói. Phần lớn đồng bào dân tộc Kan-kát sống ở vùng núi, từ thuở nhỏ trẻ em rất ít có cơ hội tiếp xúc với xã hội, bố mẹ là thầy cô giáo đầu tiên của trẻ em, lời nói của bố mẹ có thể ảnh hưởng tới quá trình trưởng thành của trẻ em."

Trong một cuộc hội thảo học thuật quốc tế, bài phát biểu về dân tộc Kan-kát của giáo sư Mác-lách được các học giả tham gia hội thảo quan tâm. Từ đó, giáo sư không những được nhà lãnh đạo Cư-rơ-gư-xtan tiếp, mà còn được Học viện ngôn ngữ và văn hóa Cư-rơ-gư-xtan mời làm giáo sư danh dự trọn đời.

Giáo sư Mác-lách là chuyên gia nghiên cứu sử thi hoành tráng dân tộc Kan-kát "Ma-na-xi". "Ma-na-xi" là một bộ sử thi anh hùng, kể lại 8 thế hệ gia tộc Ma-na-xi chống lại ách xâm lược của dân tộc khác, bảo vệ quê hương, góp phần bảo đảm đồng bào dân tộc Kan-kát được sống cuộc sống an toàn, có giá trị nghệ thuật và văn hóa rất cao. Giáo sư Mác-lách đăng mấy chục bài luận án về sử thi "Ma-na-xi", và dốc sức xuất bản sử thi này với nhiều thứ tiếng.

Công tác nghiên cứu ngôn ngữ hết sức gian nan, đòi hỏi thấu suốt kiến thức của nhiều môn học. Hơn nữa, vì ngôn ngữ dân tộc bị hạn chế bởi phạm vi sử dụng, nên tài liệu tham khảo cũng rất có hạn, khiến công tác thu thập chỉnh lý khó hơn. Dân tộc Kan-kát sống ở Tân Cương có dân số chưa tới 150 nghìn, và đa số đồng bào sống ở vùng sâu vùng xa. Có khi, để làm rõ một từ hoặc một câu chuyện, giáo sư Mác-lách phải trèo đèo lội suối mới có thể tìm được những người hữu quan. Tuy rất vất vả, nhưng giáo sư Mác-lách rất vui mừng. Ông nói:

"Chỉnh lý ngôn ngữ là một công tác mang tính liên tục rất cao, một khi dốc sức nghiên cứu một vấn đề nào đó, tôi phải tra tài liệu rộng rãi, nói chung một ngày chỉ nghỉ 5 tiếng. Nhưng, tôi lấy làm vui, vì tôi cho rằng công tác của tôi rất có ý nghĩa. Mỗi khi tôi được biết đồng bào dân tộc Kan-kát hiểu rõ lịch sử của dân tộc mình, nhìn thấy họ đọc sách do mình viết, tôi rất vui."

Giáo sư Mác-lách hiện đảm chức Tổng thư ký Hội nghiên cứu văn hóa và lịch sử dân tộc Kan-kát Tân Cương, Giám đốc Tạp chí "Ngôn ngữ và phiên dịch" Tân Cương, Tổng thư ký Hội nghiên cứu "Ma-na-xi" Trung Quốc, do vậy, giáo sư hết sức bận rộn. Theo đồng nghiệp và người thân của giáo sư, giáo sư là một người dốc sức 100% mình vào công tác. Bà Gu-ni-sha, vợ giáo sư kể một chuyện ngày xưa cho phóng viên biết, bà nói:

"Một buổi chiều năm 2003, một đồng nghiệp nói với tôi rằng, giáo sư Mác-lách bất tỉnh nhân sự. Tôi sợ quá, ba chân bốn cẳng chạy đến văn phòng nhà tôi, nhìn thấy nhà tôi cầm một chồng bản nháp trong tay, nghiêng cổ nằm im trên ghế. Sau khi đưa nhà tôi đến bệnh viện, bác sĩ nói nhà tôi bị mệt mỏi đầu óc nghiêm trọng, cần phải điều tiết thần kinh và nghỉ ngơi. Nhưng trong thời gian nằm viện, nhà tôi vẫn không ngừng nói đến việc xuất bản sách. Khi "Từ điển Hán--Kan-kát" xuất bản, nhà tôi ôm cuốn từ điển dày hôn liền mấy cái, hình như từ điển đó là con sơ sinh của chúng tôi."

Trong nhà giáo sư Mác-lách, đồ đạc bày biện rất đơn giản. Trong nhà hơn 60 mét vuông, sách chiếm đa số diện tích. Anh Mu-sha-giang, con trai của giáo sư nói với phóng viên rằng, tiền của bố hầu như đều dùng để mua sách và làm nghiên cứu khoa học.

Khi phóng viên đang trò chuyện với người thân của giáo sư, họ nghe thấy tiếng ngáy của giáo sư, giáo sư đã ngủ rồi. Chị Sha-li-đan, con gái của giáo sư bảo cho phóng viên biết, tối qua, giáo sư lại làm việc thâu đêm. Giáo sư không có thói quen nghỉ cuối tuần, cũng ít tham gia những hoạt động xã giao. Giáo sư đã dùng đa số thời gian ngoài giờ để chỉnh lý và xem tài liệu. Chị Sha-li-đan nói, bố ảnh hưởng sâu sắc tới anh em họ trong nhiều mặt. Sau khi tốt nghiệp đại học, chị tình nguyện trở về quê hương làm một giảng viên, để giúp đỡ nhiều trẻ em ra khỏi vùng núi. Chị nói:

"Bố có một câu để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho tôi, đó là 'Con người nhất thiết phải có kiến thức'. Tôi nhớ câu này từ thuở nhỏ đến nay."

Phóng viên không nỡ lòng gọi dậy giáo sư đang ngủ, nên lặng lẽ từ biệt.