Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-08-08 10:36:53    
Cùng binh độc vũ

cri

Nghe Online

Chữ "Cùng" ở đây là chỉ hết sạch. Còn chữ "Độc" thì chỉ hành vi manh động thiếu suy nghĩ. Ý của câu thành ngữ này có nghĩa là lạm dụng vũ lực.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Tam quốc chí - Ngô thư- Truyện Lục Kháng". 

Lục Kháng là một danh tướng của Đông Ngô thời Tam Quốc, năm 20 tuổi được phong làm Kiến võ hiệu úy, thống lĩnh năm nghìn quân mã. Sau khi Tôn Hạo làm vua nước Đông Ngô, Lục Kháng lại được phong làm Trấn quân đại tướng quân. Bấy giờ triều đình Đông Ngô vô cùng mục nát. Tôn Hạo là một tên bạo chúa hoang dâm vô độ, lạm dụng mọi cực hình giết hại vô số người. Lục Kháng đã nhiều lần dâng thư khuyên Tôn Hạo phải cải thiện chính trị, tăng cường quốc phòng để củng cố nhà nước, nhưng Tôn Hạo không chịu nghe theo.

Năm 272 công nguyên, Lục Kháng thừa lệnh đi thảo phạt phản tướng Bộ Xiển, đối chọi với quân đội nước Tấn ở dọc đường biên giới Ngô Tấn. Lục Kháng và đại tướng nước Tấn là Dương Hựu cùng cử sứ giả qua lại với nhau nhằm bày tỏ lòng hữu hảo. Tôn Hạo biết được tin này vô cùng tức giận, liền sai người đến thúc Lục Kháng tại sao không xuất binh tiến công nước Tấn.

Lục Kháng dâng biểu tâu lên Tôn Hạo rằng: "Hiện nay triều đình không áp dụng đường lối dân giàu nước mạnh, phát triển sản xuất nông nghiệp, chỉnh đốn chính trị, nâng đỡ chúng dân, ngược lại cứ dung túng các tướng lĩnh đeo đuổi đường công danh, rốc hết binh lực vào việc chiến tranh liên miên, gây hao phí biết bao nhân tài vật lực, nay binh sĩ đã vô cùng mỏi mệt, mà lực lượng của kẻ thù lại không mảy may bị hao tổn, còn chúng ta thì chẳng khác nào đang bị một trận ốm nặng". Cuối cùng, Lục Kháng còn cân nhắc về sự chênh lệch quân đội giữa hai nước Ngô Tấn, cho rằng hiện nay nên đình chỉ việc trận mạc, tăng cường thực lực nhà nước.

Tôn Hạo không nghe theo lời khuyên của Lục Kháng, nên cuối cùng nước Đông Ngô bị diệt vong.