Theo Tân hoa xã: từ khi Trung Quốc thực thi chiến lược phát triển khu vực miền tây đến nay, cùng với cơ sở hạ tầng và môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện, ngày càng có nhiều thương gia đến Tây Tạng đầu tư, lập nghiệp.
Theo Sở kêu gọi đầu tư Khu tự trị Tây Tạng, chỉ riêng năm ngoái khu tự trị đã ký nghiệp nghị thu hút đầu tư vào 313 dự án với tổng kim ngạch hiệpnghị 4,72 tỷ nhân dân tệ, vốn thực hiện lên tới 1,566 tỷ, cá dự án hợp tá cnày liên quan tới nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, chăn nuôi, xây dựng sinh thái, dịch vụ du lịch, tạng y tạng dược, khai khoáng, nhà đất...
Tây Tạng có tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan nhân văn độc đáo, các ngành trụ cột như du lịch, tặng y tạng dược, khai khoáng, chế biến nông sản phẩm và chăn nuôi cần gấp phát triển, tiềm tàng cơ hội thương mại to lớn. Thế nhưng do cơ sở hạ tầng lạc hệi đã kiềm chế việc thu hút đầu tư lâu nay của Tây Tạng. Để cải thiện môi trường đầu tư về căn bản của Tây Tạng, năm 1994 Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc họp hội nghị công tác Tây Tạng lần thứ 4 đến nay, nhà nước đã đầu tư 78,5 tỷ nhân dân tệ cho xây dựng một số dự án cơ sở hạ tầng như năng lượng, giao thông, thông ti...của Tây Tạng, đồng thời các tỉnh, thành phố và cơ quan Trung ương và nhà nước cùng các doanh nghiệp nhà nước cỡ lớn đã lần lượt chi viện cho Tây Tạng 1698 dự án với tổng mức đầu tư 5,3 tỷ nhân dân tệ, tạo ra động lực to lớn cho phát triển kinh tế, xã hội của Tây Tạng.
Khi tự trị Tây Tạng cũng đã ban hành một loạt chính sách ưu đãi trong việc thu hút đầu tư, thành lập các cơ quan như "Sở kêu gọi đầu tư", "Trung tâm phục vụ một cửa"...nâng cao mạnh mẽ tiến độ phê duyệt hành chính và chất lượng phục vụ.
Người phụ trách Sở kêu gọi đầu tư cho biết, việc thu hút đầu tư của Tây Tạng đã thể hiện nổi bật sự kết hợp hữu cơ về tiền vốn, kỹ thuật, quản lý, nhân tài của vùng ven biển miền đông, miền trung với tài nguyên, chính sách của Tây Tạng. Chẳng hạn như khu vực Sơn nam đã thu hút 160 triệu nhân dân tệ đầu tư của công ty Hoa Tân Hồ Bắc để cải tạo nhà máy xi măng; Tập đoàn Ơ-đốt Nội Mông hoàn thành việc cải tạo nhà máy dệt len Na-xi và thành lập công ty dệt len liên doanh. Bên cạnh đó đầu tư dân gian trong khu tự trị cũng rất sôi động, tổng mức đầu tư năm ngoái lên tới 2,1 tỷ nhân dân tệ, tăng trên 90 o/o.
Những năm gần đây Tây Tạng bắt đầu hướng tầm mắt vào các công ty xuyên quốc gia. Năm 2004 công ty trách nhiệm hữu hạn quốc tế Can-bớc đã đầu tư thành lập công ty tranh nhiệm hữu hạn Bia La-sa, trở thành doanh nghiệp đầu tiên trong số 500 doanh nghiệp mạnh hàng đầu thế giới đi vào Tây Tạng. Sau đó công ty chi nhánh Tây Tạng của Công ty Am-uây cũng được thành lập tại La-sa, trở thành công ty thứ 2 trong số 500 doanh nghiệp mạnh hàng đầu thế giới có mặt tại Tây Tạng.
|