Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-08-04 16:57:37    
Đôi vợ chồng sưu tập đồn công nghệ châu Phi Lý Tùng Sơn và Hàn Dung

cri
CRI : Ông Lý Tùng Sơn năm nay 64 tuổi, bà Hàn Dung 60 tuổi, vào thập niên 60 của thế kỷ 20 tại trường đại học, đôi vợ chồng này theo học chuyên ngành tiếng Swahili. Đây là quốc ngữ của Tan-da-ni-a và Kê-ni-a, và cũng thông dụng tại các nước Đông Phi. Sau khi tốt nghiệp đại học, đôi vợ chồng này làm công tác phiên dịch. Vào những năm cuối 70 và những năm 80 của thế kỷ 20, vợ chồng ông Tùng Sơn và bà Hàn Dung nhiều lần được chính phủ Trung Quốc cử sang Tan-da-ni-a, tham gia công tác của các nhóm chuyên gia viện trợ kinh tế đối ngoại, đội y tế và cơ quan văn hóa Trung Quốc thường trú tại nước đó. Và cũng chính trong thời gian này, đôi vợ chồng này mới tiếp xúc với điêu khắc Makonde châu Phi.

Dân tộc Makonde cư trú tại miền nam Tan-da-ni-a và miền bắc Mô-dăm-bích, là dân tộc có khiếu nghệ thuật bẩm sinh nhất, xưa nay có truyền thống "đàn ông điêu khắc". Người nước ngoài thường đặt tên cho các đồ công nghệ điêu khắc bằng tên dân tộc họ, vì những thứ điêu khắc này thường bằng gỗ đen, cho nên còn gọi là "Đồ khắc gỗ đen". Nghề điêu khắc của dân Makonde đã có hơn 200 lịch sử, là tinh hoa của nghệ thuật điêu khắc hiện đại châu Phi, mang phong cách mộc mạc, có sức tưởng tượng độc đáo và đầy bản chất thuần khiết thiên nhiên, rất được giới nghệ thuật các nước tôn sùng.

Năm 1984, viện bảo tàng mỹ thuật Trung Quốc triển lãm các vật điêu khắc Makonde Tan-da-ni-a với quy mô nhỏ, đã gây rung động giới nghệ thuật Trung Quốc, khiến ông Lý Tùng Sơn làm phiên dịch đã bị rung cảm. Hồi đó hai vợ chồng ông đã sưu tầm hơn 100 đồ điêu khắc Makonde, nhưng sưu tầm cũng chỉ vì thị hiếu mà thôi, chứ không ý thức được giá trị của những thứ điêu khắc đó.

Sau cuộc triển lãm này, hai vợ chồng ông càng để tâm vào việc sưu tầm đồ điêu khắc Makonde?họ tằn ăn tiện uống, bỏ số tiền tiết kiệm ít ỏi vào mua những đồ điêu khắc Makonde. Trong khi đó, họ còn nghiên cứu nền văn hóa liên quan đến điêu khắc Makonde. Năm 1990, hai vợ chồng ông từ chức, sang cư trú tại Tan-gia-ni-a, dấn thân vào con đường tìm tòi và đầy thách thức.

Sau khi đến Tan-gia-ni-a, hai người vừa lập nghiệp, vừa ra sức không ngừng sưu tầm và nghiên cứu nền nghệ thuật điêu khắc Makonde. Hai ông bà đi sâu vào giữa các nghệ nhân nghèo khổ, giúp đỡ họ, kết bạn với họ.

Trong quá trình này, vợ chồng ông Lý Tùng Sơn và bà Hàn Dung cũng trải qua nhiều trắc trở, thập chí nhiều lần bị đe dọa đến tính mệnh, song hai người không hề nản chí, luôn luôn kiên trì ý tưởng "nuôi văn hóa bằng kinh doanh". Qua cố gắng hơn 10 năm, họ đã trở thành nhà doanh nghiệp Hoa kiều nổi tiếng ở đó, là học giả và nhà sưu tầm mỹ nghệ châu Phi, trên 10 ngàn vật điêu khắc Makonde qúi giá mà hai ông bà sưu tầm, hầu như đều có đầy đủ các tác phẩm điêu khắc của đại sư điêu khắc đồ Makonde hiện nay, vợ chồng ông Sơn không những đã xây viện bảo tàng công nghệ Makonde, mà còn dưới sự khởi xướng của vợ chồng ông, phần đông các nhà điêu khắc của địa phương Tan-da-ni-a đã thành lập "Hiệp hội nghệ thuật Makonde quốc gia Tan-da-ni-a ".

Năm 2003, hai vơ chồng ông Lý Tùng Sơn và bà Hàn Dung đã quyên tặng hơn 500 vật điêu khắc gỗ hiện đại châu Phi cho viện bảo tàng điêu khắc thành phố Trường Xuân Đông Bắc Trung Quốc. Gần đây, hai ông bà lại tặng 157 vật điêu khắc Makonde Mã khổng cho viện bảo tàng mỹ thuật Trung Quốc, trong khi đó họ còn trù bị xây dựng sa lông "Ấn tượng châu Phi " trong cụm kiến trúc "Ấn tượng Bắc Kinh". Ông Tùng nói, những năm qua, hầu như các tác phẩm cấp đại sư điêu khắc Makonde đều có trong tay chúng tôi, đây là khoản của cải không nhỏ. Chúng tôi định sẽ quyên tặng cho xã hội, quyên tặng cho nhà nước, bởi vì tất cả các thứ đó không phải thuộc về vợ chồng tôi mà là thuộc về cả nhân loại.