Dân tộc Pu-mi cả thảy có 29 nghìn 657 dân, chủ yếu cư trú ở cao nguyên ở phía tây bắc tỉnh Vân Nam.
Dân tộc Pu-mi có tiếng nói của mình, thuộc nhóm tiếng dân tộc Khương nhánh tiếng Tạng-Miến ngữ hệ Hán-Tạng. Nhiều đồng bào dân tộc Pu-mi biết các thứ tiếng dân tộc Hán, Bạch, Na-xi, Tạng v.v. Hiện nay, ở khu vực dân tộc Pu-mi, đa số đồng bào dùng chữ Hán.
Dân tộc Pu-mi sùng bái tự nhiên, sùng bái tổ tiên, tin đa thần, số ít đồng bào tin theo Đạo Giáo và Phạt Giáo Tây Tạng.
Một dân tộc nhớ quê hương:
Dân tộc Pu-mi có quan hệ nguồn gốc với dân tộc Để và dân tộc Khương cổ đại Trung Quốc. Theo truyền thuyết dân tộc và văn tự ghi chép trong văn hiến lịch sử, tổ tiên dân tộc Pu-mi vốn là dân tộc du mục sống ở nơi giáp giới Thanh Hải, Cam Túc và Tứ Xuyên, sau đó họ di chuyển sang miền nam đến miền tây Tứ Xuyên. Giữa thế kỷ 13 công nguyên, một số người bị chiêu mộ nhập ngũ quân đội nhà Nguyên, theo Hốt Tất Liệt chinh chiến Vân Nam. Từ đó, tổ tiên dân tộc Pu-mi dần dần kết thúc trạng thái du mục, bắt đầu cuộc sống lấy cáy cầy làm chính.
Nghìn năm trôi qua, các thế hệ dân tộc Pu-mi luôn nhớ miền bắc. Cho đến nay, qua tập tục cuộc sống và văn hóa dân tộc của dân tộc Pu-mi, chúng ta vẫn có thể phát hiện dấu vết để lại của dân tộc du mục cổ đại, có thể thể nghiệm mối tình nhớ nhung của họ đối với đồng cỏ miền bắc—đất tổ dân tộc của họ.
Theo tập tục cổ xưa, trẻ em dân tộc Pu-mi chỉ có thể mặc áo dài, sau 13 tuổi mới mặc áo cánh, quần hoặc váy; người thành niên dù nam hay nữ đều mặc áo gi lê hoặc khoác chiếc khăn da cừu, và thắt lưng; phần lớn phụ nữ dân tộc Pu-mi ở khu vực Ninh Lang mặc váy dài thắt lưng và nhiều xếp ly, trên váy thông thường có một tuyến chỉ màu đỏ. Họ nói đó là tuyến đường tổ tiên di chuyển, sau khi chết, họ phải theo con đường đó đi tìm chỗ chôn cất của mình, nếu không, thì không trở về được quê hương.
Trong lễ tang, dân tộc Pu-mi tổ chức lễ cho con dê chỉ đường cho người chết. Khi lễ nghi bắt đầu, phù thủy cho người chết biết tên tổ tiên, tuyến đường trở về quê hương, và dắt một con dê để chỉ đường cho. Phù thủy vảy một ít rượu và bánh Thanh Khoa trên tai dê, nếu con dê lắc đầu, thì có nghĩa là người chết đã chấp nhận vui vẻ. Sau đó, gia quyến người chết qùy lạy xin con dê uống rượu và khấu đầu trước con dê. Chính lúc đó, phù thủy dùng dao đâm con dê, nhanh chóng lấy ra tim dê, để trên bàn thờ, rồi đọc "kinh mở đường" cho người chết như sau: "Nhanh nhanh thu dọn hành lý, con dê trắng này chỉ đường cho, trở về miền bắc mà tổ tiên chúng ta cư trú..." Cuối cùng, phù thủy còn phải chỉ rõ tuyến đường mà người chết phải đi. Trong ngôn ngữ chứa đựng tình cảm an ủy đối với người chết, cũng gửi gắm hy vọng của người vẫn sống.
Ở ngoài cổng dân tộc Pu-mi đều treo xương bò hoặc dê. Nghe nói đó tượng trưng cho của cải gia đình, đồng thời cũng có tác dụng xua đuổi gian ác.
Lễ thành niên—khởi điểm mới của cuộc đời
Khi lên 13 tuổi, trẻ em dân tộc Pu-mi bèn tổ chức lễ "mặc quần", "mặc váy", tập tục này gọi là "Lễ thành niên". Lễ thành niên của dân tộc Pu-mi phần lớn tổ chức vào tết Nguyên Đán, và phần lớn do mẹ hoặc cậu chủ trì. Lúc đó, cả gia đình ngồi vây quanh bếp lửa cháy hừng hực, trẻ em đi đến chỗ cột thần dựng ở đằng trước bếp lửa, hai chân giẫm mỡ lợn và túi lượng thực. Mỡ lợn tượng trưng của cải, túi lương thực tượng trưng được mùa, có nghĩa là sau khi trưởng thành có cơm ăn có quần áo mặc, cuộc sống hạnh phúc. Con trai phải cầm dao nhọn trong tay phải, cầm đồng bạc trong tay trái. Đồng bạc tượng trưng quỹ đạo cuộc đời, dao nhọn tượng trưng tính dũng cảm. Con gái phải cầm các đồ trang sức như khuyên tai, vòng tay v.v. trong tay phải, cầm sợi lanh và vải gai v.v. trong tay trái, tượng trưng quyền lực gia đình có thể được hưởng và nghĩa vụ lao động phải gánh chịu. Tiếp theo, phù thủy cầu nguyện với táo quân và tổ tiên, rồi do cậu hoặc mẹ cởi áo dài, mặc áo cánh, quần dài hoặc váy xếp. Sau khi thay quần áo xong, mọi người tặng quà cho trẻ em để tỏ lời chúc mừng. Trẻ em cũng phải quỳ lạy khấu đầu trước táo quân và người thân, chúc rượu tỏ lời cảm ơn, và mong rằng tiếp tục nhận được bảo vệ và giúp đỡ của họ trong cuộc đời sau này. Từ đó, chàng trai và cô gái thành niên có thể tham gia lao động sản xuất và các loại hoạt động xã giao.
Tiếng đàn bốn dây
Đồng bào dân tộc Pu-mi rất thích đàn bốn dây. Đàn bốn dây có âm sắc tốt đẹp, có thể chơi bản nhạc khác nhau. Trong tình hình người xa nhà xa quê hương trở về quê hương, người thân toàn tụ, bạn bè gặp lại, đồng bào dân tộc Pu-mi đều chơi đàn bốn dây để bày tỏ tình cảm.
|