Hồng Kông tuy là một đô thị quốc tế lớn phồn vinh, nhưng về mặt xây dựng xã hội theo kiểu tiết kiệm thì không lỏng lẻo chút nào.
Ở Hồng Kông, không những chính quyền đề xướng tiết kiệm tài nguyên, đoàn thể xã hội giám sát đôn đốc, mà đa số cư dân cũng đều tự giác chấp hành. Tiết kiệm tài nguyên bao gồm giấy, túi ni lông, nước, điện.v.v...
Giấy dùng trong văn phòng được xử dụng lại đã dấy lên cao trào ở Hồng Kông, ngay cả trong văn phòng của trưởng đặc khu hành chính cũng không ngoại lệ. Làm việc vi tính hóa, dùng thư điện tử thay giấy tờ truyền đạt đã rất phổ biến ở Hồng Kông. Đến ngân hàng viết đơn mở tài khoản, nếu viết sai, nhân viên làm việc chỉ gạch đi chỗ viết sai, sửa lại, để tiết kiệm một tờ biểu.
Tài nguyên nước ngọt của Hồng Kông tương đối thiếu thốn, kể từ 154 năm trước thực hành cung cấp nước đến nay, lịch sử Hồng Kông đã dấy lên nhiều cuộc vận động tiết kiệm nước, từng nêu khẩu hiệu tiết kiệm nước như "Hai ngày tắm một lần", "ăn một quả táo thay xát răng".v.v... Nước sông Đông Giang tỉnh Quảng Đông chuyển đến là nguồn nước ngọt chính của Hồng Kông, để tiết kiệm nước ngọt, Hồng Kông dùng nước biển rửa nhà xí một cách rộng rãi.
Cơ quan thương nghiệp Hồng Kông cũng khuyến khích cư dân tự mang túi đựng hàng hóa để giảm bớt dùng túi ni lông. Siêu thị Huệ Khang lớn nhất ở Hồng Kông có 250 cửa hàng. Bắt đầu từ hạ tuần tháng 5 năm nay, Huệ Khang đưa ra biện pháp ưu đãi lâu dài : Những cư dân mua hàng không lấy túi ni lông sẽ được mua một mặt hàng với giá tương đối rẻ, mặt hàng bán với giá ưu đãi thay đổi hàng tuần. Theo Huệ Khang dự tính, kế hoạch này hàng năm có thể tiết kiệm hơn 12 triệu 500 nghìn túi ni lông.
Bách Giai là một siêu thị lớn của Hồng Kông thì đưa ra hoạt động "Tập trung hoa in" : Nếu mua hàng đủ 50 đồng mà không lấy túi ni lông thì được một tờ in hoa, sau khi góp đủ số tờ in hoa theo qui định thì có thể đổi lấy một mặt hàng dùng trong gia đình.
Cục trưởng cục môi trường vận tải và lao công Hồng Kông Liêu Tú Đông từng tỏ ý, chính quyền đặc khu đã suy xét thu thuế túi ni lông vào lúc thích hợp, đợi sau khi nghiên cứu rồi mới hỏi ý kiến cư dân. Ngoài ra, chính quyền đặc khu cũng có thể suy xét lập pháp cấm bán lẻ hàng hóa cho không túi ni lông, qui định giá cả bán túi ni lông theo kích thước và độ dày của túi.
Hồng Kông nằm trong vùng nhiệt đới của châu Á, vào mùa đông mà mở máy lạnh điều hòa không khí cũng là chuyện thường tình. Theo thống kê, môi trường thiên nhiên tăng lên 1 độ C thì Hồng Kông mỗi năm phải bỏ thêm tiền điện 1 tỉ 700 triệu đô la Hồng Kông, mà hơn 30 o/o là mở máy lạnh, xếp hàng đầu thế giới. Vì vậy, cơ quan môi trường và chuyên gia hữu quan đề xướng các giới xã hội chỉ mở máy lạnh điều hòa nhiệt độ khi thời tiết nóng tới 26 độ C.
Để giáo dục học sinh quí trọng năng lượng, đoàn thể môi trường Hồng Kông đưa ra hoạt động "Ngày nhà trường không mở máy điều hòa nhiệt độ". Ngày 1 tháng 6 năm nay là "Ngày không mở máy điều hòa nhiệt độ" lần thứ 2, có tất cả 174 trường trung học và hơn 110 nghìn giáo viên học sinh tham gia, cả ngày hôm đó không mở máy điều hòa nhiệt độ. Theo thống kê, số điện dùng cho máy điều hòa nhiệt độ chiếm 70 o/o tổng số lượng điện dùng trong nhà trường ở Hồng Kông, mà "Ngày không mở máy điều hòa nhiệt độ" tiết kiệm 170 nghìn độ điện trong các nhà trường Hồng Kông .
|