Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-08-01 19:02:09    
Những người kế thừa và truyền bá văn hóa lịch sử Tây Tạng

cri

Nghe Online

Ở phía đông nội thành La-xa, thủ phủ Khu tự trị Tây Tạng, có một sân nhà yên tĩnh—Nhà xuất bản sách cổ chữ Tạng Tây Tạng. Trong sân nhà có cây cổ thụ cao chót vót, hoàn cảnh yên tĩnh, mấy ngôi lầu thấp rải rác trong sân. Ở giữa sân có một pho tượng khắc ông Tun-mi San-bô-da, người sáng tạo chữ Tạng, hình như ông đang kể lại sự biến thiên của văn hóa Tây Tạng trong hàng nghìn năm nay với người đến thăm.

Ông Gê-san-i-xi đeo kính rất gầy, ông và cộng sự của ông Ba-san-chi-rên đang viết bài một cách im lặng. Sự xuất hiện của phóng viên đã phá vỡ bầu không khí yên lặng ở đó. Là giám đốc Nhà xuất bản sách cổ chữ Tạng Tây Tạng, ông Gê-san-i-xi tự hào nói rằng, tuy nhà xuất bản chỉ có 8 người, nhưng công tác lại không ít. Ông nói:

"Nhiệm vụ chủ yếu của Nhà xuất bản sách cổ chữ Tạng Tây Tạng chúng tôi là thu thập, chỉnh lý sách cổ chữ Tạng. Qua điều tra, đến dân gian và các chùa tìm hiểu tình hình, hiện nay chúng tôi đã thu thập hơn 600 cuốn sách cổ chữ Tạng với hình thức bản chép tay và bản khắc gỗ v.v. Đối với các sách cổ nói trên, chúng tôi sẽ theo giá trị lớn nhỏ của chúng để sắp xếp lần lượt xuất bản."

Là một phần trong di sản văn hóa quý báu Trung Quốc, văn hóa dân tộc Tạng thu hút rất nhiều học giả nghiên cứu trong và ngoài nước với nội hàm tôn giáo đặc biệt và thần bí của nó. Vì những nguyên nhân lịch sử, tôn giáo v.v., nhiều sách cổ chữ Tạng rải rác ở dân gian, ít người biết. Cuối thập niên 80 thế kỷ trước, Tây Tạng thành lập Nhà xuất bản sách cổ chữ Tạng Tây Tạng. Nhà xuất bản lần lượt xuất bản hơn 50 đầu sách về lịch sử, tôn giáo, y học, thiên văn lịch pháp, truyện ký nhân vật v.v, khiến những sách cổ chữ Tạng chỉ có hình thức bản chép và bản khắc gỗ trong hàng nghìn năm qua, có bản ấn loát hiện đại tuyệt đẹp, có giá trị nghiên cứu học thuật và cất giữ rất cao .

Việc chỉnh lý xuất bản sách cổ chữ Tạng có hàng nghìn năm lịch sử, đòi hỏi người làm việc phải có học thức uyên thâm. Trong Nhà xuất bản sách cổ chữ Tạng Tây Tạng, có thể nói mỗi người làm việc đều có trình độ nắm bắt chữ Tạng rất cao, có thể một mình phụ trách một công tác trong lĩnh vực nghiên cứu Tạng Học. Ông Gê-san-i-xi là thạc sĩ học chuyên môn văn học chữ Tạng cổ điển, là học giả và nhà phiên dịch nổi tiếng ở Tây Tạng. Phó giám đốc Ba-san-chi-rên là nhà phiên dịch chữ Tạng cao cấp, nhiều năm qua luôn làm công tác xuất bản sách chữ Tạng.

Ông Gê-san-i-xi trên 50 tuổi nói tài lắm và rất hài hước. Ông nói, mọi thứ được sưu tập trong nhà xuất bản đều là các thứ quý của Tây Tạng. Trong một gian phòng lưu trữ tài liệu, phóng viên nhìn thấy từng chồng phô-tô-cô-pi bản chép tay bọc trong vải vàng, chúng được sắp đặt ngăn nắp trong tủ sách. Ông Gê-san-i-xi nói, những bản chép tay cần phải chỉnh lý này rất quý báu, phải trải qua biết bao khó khăn và mất nhiều tiền mới mua được.

Đối với người làm công tác xuất bản văn hiến sách cổ mà nói, điều hạnh phúc nhất là tìm được một cuốn sách duy nhất còn lại trên thế gian. Mỗi khi nghe thấy ở đâu có sách cổ, họ liền đi tìm ngay, nhưng cũng có lúc tìm không thấy.

Trong Nhà xuất bản sách cổ chữ Tạng Tây Tạng, 8 biên tập vất vả một năm, cũng chỉ xuất bản được 2-3 đầu sách, mỗi đầu sách tối đa in 3000 cuốn. Ông Gê-san-i-xi giải thích rằng, đấy là vì khối lượng công tác xuất bản một đầu sách cổ rất lớn. Ông nói:

"Trước tiên chúng tôi phải đi điều tra, tìm đầu mối. Sau khi tìm được sách cổ, phải cô-pi trước, vì bản chính phải lưu trữ. Rồi, chúng tôi bắt đầu công tác biên tập. Trong chú thích xuất bản phải thêm bối cảnh lịch sử của tác giả, nội dung sách cũng phải giới thiệu sơ qua. Các sách cổ chữ Tạng thông thường không có mục lục, trong quá trình biên tập, chúng tôi phải đọc mấy lần từ đầu đến cuối, căn cứ nội dung của nó để soạn mục lục. Sau khi soạn xong, chúng tôi phải dùng máy tính đánh chữ, đưa cho nhà máy in ấn, và phải hiệu đính 3-4 lần."

Ông Gê-san-i-xi tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng ở Bắc Kinh, hiện nay, ông đã xuất bản nhiều bộ chuyên khảo nghiên cứu Tạng Học, có ảnh hưởng nhất định trong giới Tạng Học trong và ngoài nước, một số chuyên khảo của ông giành được Giải thưởng sách cấp nhà nước Trung Quốc. Những người quen ông bảo cho phóng viên biết, ông Gê-san-i-xi có uy tín rất cao trong các chùa lớn ở Tây Tạng, tăng lữ đều thích nghe ông giảng dạy lịch sử, một số cao tăng có học thức uyên bác thích trao đổi với ông.

Ông Ba-san-chi-rên, cộng sự của ông Gê-san-i-xi là phó giám đốc Nhà xuất bản. Trong hơn 50 đầu sách cổ mà nhà xuất bản đã xuất bản, có 80% sách do ông hiệu đính lần cuối cùng, rồi mới đưa đi in ấn. Khi hiệu đính lần cuối cùng cuốn sách về Bản Giáo—tôn giáo nguyên thủy Tây Tạng, ông Ba-san-chi-rên làm nhiều ngày đêm liền mới hiệu đính xong bản bông 12 cuốn, 2,6 triệu chữ. Tuy rất vất vả, nhưng ông cảm thấy rất xứng đáng. Ông nói:

"Chúng tôi trực tiếp cung cấp một số tài liệu ít người biết cho công tác nghiên cứu Tạng Học. Những người làm công tác nghiên cứu Tạng Học, những người làm công tác tôn giáo, những người nghiên cứu Phật Học, những người làm công tác nghiên cứu lịch sử Tây Tạng và các độc giả có hứng thú đối với lịch sử Tây Tạng, đều thích sách do chúng tôi xuất bản."

Ông Gê-san-i-xi và ông Ba-san-chi-rên bảo cho phóng viên biết, nhà nghiên cứu Tạng Học nước ngoài thường mời biên tập của nhà xuất bản mua hộ những sách cổ chữ Tạng. Tiếp theo, họ chuẩn bị tìm người đầu tư, tăng thêm biên tập, khiến một số sách cổ Tây Tạng có thể ra mắt độc giả sớm hơn.