CRI : Phía Bắc tỉnh Hồ Nam dựa vào sông Trường Giang -con sông lớn nhất Trung Quốc , phía nam trông ra tỉnh Quảng Đông , một tỉnh ven biển kinh tế phát triển , là con đường quan trọng và đầu mối giao thông quan trọng nối liền các vùng ven biển miền Đông với khu vực miền Tây Trung Quốc , Trong địa phận tỉnh Hồ Nam có 5 tuyến đường sắt , hơn 70 quốc lộ và tỉnh lộ , ngoài ra còn có trục nghìn ki-lô-mét đường sông và hàng chục tuyến bay . Tất cả những điều đó đã tạo điều kiện hết sức có lợi cho việc phát triển kinh tế tỉnh Hồ Nam .
Song nhiều năm qua ,tỉnh Hồ Nam luôn luôn nổi tiếng là tỉnh lớn về nông nghiệp . Để tăng nhanh nhịp bước phát triển kinh tế , tỉnh Hồ Nam nêu ra mục tiêu chiến lược là thúc đẩy công nghiệp hóa , thành thị hóa và chuyển đổi phương thức tăng trưởng kinh tế trong khi ổn định sản xuất lương thực .
Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên , tỉnh trưởng tỉnh Hồ Nam Chu Bá Hoa cho biết :
" Là một tỉnh lớn về nông nghiệp và dân số , nếu tỉnh Hồ Nam muốn tiến vào hàng ngũ các tỉnh lớn mạnh về kinh tế , thì phải thúc đẩy ngành sản xuất nông nghiệp đi theo con đường công nghiệp hóa cũng như thúc đẩy tiến trình thành thị hóa ."
Vấn đề quan trọng bậc nhất mà tỉnh Hồ Nam gặp phải trên con đường phát triển công nghiệp là làm thế nào để thay đổi bố cục công nghiệp truyền thống lạc hậu . Ví dụ như : Tập đoàn Phố Nguyên là một doanh nghiệp lâu năm sản xuất máy móc công trình của Trung Quốc, tuy có khả năng sản xuất rất lớn song kỹ thuật sản xuất tương đối tụt hậu , năm 2002 , doanh thu lấy sản xuất cần trục là chính của tập đoàn Phố Nguyên đạt 800 triệu đồng nhân dân tệ , nhưng lợi nhuận chỉ có mấy triệu đồng . Trong khi đó , tình hình của Tập đoàn Trung Liên thuộc Viện nghiên cứu máy móc xây dựng Trường Sa lại hoàn toàn trái ngược , Tập đoàn Trung Liên có thực lực nghiên cứu koa học hùng mạnh , năm 2002 thực hiện doanh thu 600 triệu đồng , lợi nhuận 200 triệu đồng . Song tuy sản phẩm của Tập đoàn Trung Liên bán rất chạy , nhưng năng lực sản xuất có hạn , nhịp bước phát triển doanh nghiệp cũng bị cản trở .
Tập đoàn Trung Liên và Tập đoàn Phố Nguyên đều có ưu thế và nhu cầu của mình , tạo cơ sở tốt đẹp cho hai tập đoàn này đi theo con đường sát nhập . Phó thị trưởng thành phố Trường Sa Lưu Hiểu Minh cho biết :
" Hai doanh nghiệp này có ưu thế riêng về tài nguyên , cũng có những điều bất cập . Hai doanh nghiệp sát nhập với nhau có thể bổ khuyết cho nhau về ưu thế , đạt hiệu quả 1+1 lớn hơn 2 ."
Việc sát nhập hai doanh nghiệp này là hành động cơ cấu lại lớn nhất trong ngành công trình cơ giới Trung Quốc lúc bấy giờ . Sau khi sát nhập , Tập đoàn Phố Nguyên đã nhận được sự ủng hộ lớn mạnh về kỹ thuật và kinh tế của Tập đoàn Trung Liên .Năm 2004 thực hiện lợi nhuận bằng tổng lợi nhuận trong 15 năm qua của doanh nghiệp . Nhờ đó , Tập đoàn Trung Liên đã hình thành năng lực sản xuất lớn mạnh , doanh thu năm ngoái vượt 4,5 tỷ đồng nhân dân tệ , thực hiện hai bên cùng có lợi và chung thắng lợi .
1 2
|