Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-08-01 10:58:17    
Khánh trúc nan thư

cri

Nghe Online

CRI : Chữ "Khánh" ở đây có nghĩa là hết, sách. Còn chữ "Trúc" là chỉ thẻ tre trúc dùng để viết chữ trong thời cổ. Câu thành ngữ này có nghĩa là dù chặt sạch hết tre để làm thẻ tre thì cũng không thể nào viết hết. Nó dùng để ví về tội ác quá nhiều hoặc căn bệnh phổ biến của xã hội, không thế nào miêu tả hết được.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Cựu Đường Thư – Truyện Lý Mật".

Vào những năm cuối triều nhà Tùy, Tùy Thang Đế Dương Quảng ngang ngược tàn bạo và hoang dâm vô độ, ông bỏ nhiều tiền của vào việc xây dựng cung điện, lại liên tiếp phát động chiến tranh với các nước, nhân dân phải gánh vác quá nặng nề, không thể nào chịu đựng được nữa đã tới tấp đứng lên khởi nghĩa. Quân Ngõa Cương do Trác Nhượng lãnh đạo là một đạo quân nổi tiếng nhất trong nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân. Họ anh dũng thiện chiến, gan dạ mưu trí, đội ngũ đã nhanh chóng phát triển đến hơn 10 vạn người. Sau khi Việt Quốc Công-Dương Huyền đem quân sang đánh nhà Tùy bị thất bại, thủ hạ của ông là Lý Mật trốn sang nương nhờ quân Ngõa Cương, với tài trí thông minh của mình, Lý Mật đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của Trác Nhượng, và cuối cùng giành được quyền lãnh đạo quân Ngõa Cương.

Sau khi lên nắm quyền, Lý Mật đã ban bố một đạo hịch thảo phạt Tùy Thang Vương, mong qua đó để liên hợp các đạo nghĩa quân, thu hút các quan văn võ của triều nhà Tùy. Bài hịch sau khi vạch tội Tùy Thang Vương, cuối cùng viết: "Dù có chặt hết tre ở Nam sơn để làm thẻ tre, thì cũng không thể nào viết hết mọi tội lỗi của Dương Quảng, dù rốc cạn biểm Đông cũng không thể nào rửa hết tội ác của hắn ". Bài hịch kêu gọi các nơi vùng lên khởi nghĩa, lật đổ ách thống trị tàn bạo của nhà Tùy, đã gây ảnh hưởng rất lớn lúc bấy giờ, các nơi hưởng ứng đã tới tấp đứng lên khởi nghĩa chống lại triều nhà Tùy.

Đại nghiệp năm thứ 14, Tùy Thang Vương bị tướng lĩnh cấm quân Vũ Văn Hóa Cập giết chết tại Giang Đô, cuối cùng ách trống trị của triều nhà Tùy bị lật đổ.