Theo Tân hoa xã: Ơ-đô-xơ Nội Mông, Đại Đồng Sơn Tây và Du Lâm Thiểm Tây là ba thành phố than đá ở Trung Quốc. Gần đây ba thành phố năng lượng này đang từ bỏ mô hình khai thác năng lượng truyền thống và đơn nhất này mà ra sức phát triển các ngành liên quan với năng lượng, kéo dài dây chuyền ngành nghề, xuất hiện cơn sốt kinh tế tuần hoàn trong quá trình khai thác năng lượng và tận dụng tài nguyên thông qua làm lớn mạnh cụm công nghiệp của địa phương.
Cùng với tình hình cung cầu năng lượng quốc gia có sự thay đổi ba thành phố năng lượng nói trên đang đi lên xa lộ phát triển năng lượng với ưu thế của mình. Thành phố Ơ-đô-xơ có 70% diện tích có than năm ngoái sản lượng vượt quá 116 triệu tấn, trở thành thành phố than lớn nhất ở Trung Quốc. Thành phố Du Lâm là thành phố cấp địa khu có trữ lượng than đã thăm dò rõ nhiều nhất ở Trung Quốc, còn thành phố Đại Đồng vẫn duy trì đà tăng vững chắc, năm ngoái tăng sản lượng than 3,14 triệu tấn, nâng tổng sản lượng lên tới 82 triệu tấn.
Trong quá trình phát triển năng lượng, ba thành phố này đồng loạt phát triển nền kinh tế tuần hoàn, tìm tòi mô hình phát triển bền vững loại hình tiết kiệm và bảo vệ môi trường, tránh đi con đường cũ của các thành phố loại hình tài nguyên cạn kiệt. Tư duy phát triển này đã trở thành nhận thức chung của cán bộ lãnh đạo địa phương, đó là "khu sản xuất năng lượng phải coi trọng nâng cao trình độ chuyển hoá tận dụng năng lượng, không được đi theo con đường cũ ô nhiễm trước, cải tạo sau, phải coi trọng tận dụng tổng hợp đối với các loại phế thải, ra sức phát triển kinh tế tuần hoàn".
Hiện nay ba thành phố nói trên đang ra sức phát triển kinh tế tuần hoàn thông qua nhiều biện pháp, hướng dẫn ngành hoá chất từ năng phát triểu theo qũi đạo loại hình bảo vệ môi trường, loại hình khoa học-công nghệ và dây chuyền sản phẩm tiếp theo, tận dụng một cách tuần hoàn, để hình thành mô hình phát triển tài nguyên—sản phẩm—tài nguyên tái sinh, từng bước thay đổi mô hình phát triển truyền thống là tài nguyên—sản phẩm—chất phế thải.
Trong khi phát triển kinh tế tuần hoàn, ba thành phố này còn ra sức áp dụng biện pháp đóng cửa các doanh nghiệp gây ô nhiễm nặng và lãng phí tài nguyên, qui phạm sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng. Chỉ riêng Huyện Phủ Cốc ở thành phố Du Lâm đã đóng cửa 233 lò luyện cốc, 206 mỏ than nhỏ. Ông Cao Khu, bí thư Huyện ủy nói việc tiến hành qui phạm đối với các hành vi khai thác tận dụng năng lượng trong thực tế là một hình thức tiết kiệm, nó trong khi bảo đảm cho năng lượng phát triển bền vững cũng khiến cho kinh tế địa phương đi lên con đường phát triển lành tính.
|