Hung-ga-ri chiếm ưu thế khá lớn trong môn đấu kiếm, rất là môn kiếm chém. Bắt đầu từ năm 1924, Hung-ga-ri luôn luôn giữ chức vô địch cá nhân ở môn này, lần này đoạt huy chương vàng là anh Pezsa. Nhưng chức vô địch đồng đội môn kiếm chém mà họ giữ từ năm 1928 đến thế vận hội lần này đã bị mất, chỉ xếp thứ năm. Nhưng Hung-ga-ri vẫn là đội giành được nhiều huy chương vàng nhất trong môn đấu kiếm ở thế vận hội lần này, cả thảy đoạt 4 tấm huy chương vàng, trong đó có hai tấm huy chương vàng môn cá nhân và đồng đội liễu kiếm nữ.
Trong hai môn giu-đô và bóng chuyền lần đầu tiên đưa vào thi đấu ở thế vận hội, thành tích của đội Nhật tốt nhất. Nhật đoạt 3 tấm huy chương vàng trong 4 hạng cân môn giu-đô, huy chương vàng hạng cân còn lại lọt vào tay lão tướng Hà Lan Geesink, 30 tuổi. Vận động viên Châu Âu này là danh thủ nổi tiếng thế giới thập niên 50-60, từng ba lần đoạt chức vô địch thế giới, 14 lần đoạt chức vô địch Châu Âu.
Đội bóng chuyền nữ Nhật đoạt huy chương vàng thế vận hội lần này, chức vô đic̣h bóng chuyền nam thì do đội Liên Xô đoạt được. Thành tích nhiều môn ở thế vận hội Tô-ki-ô đã nâng cao rất lớn so với thế vận hội lần trước. Đại hội cả thảy có 81 lần phá kỷ lục thế giới, trong đó 32 lần là kỷ lục thế giới. Tức: Điền kinh 8 lần kỷ lục thế giới, 28 lần kỷ lục thế vận hội; cử ta 8 lần kỷ lục thế giới, 28 lần kỷ lục thế vận hội; bơi lội 13 lần kỷ lục thế giới, 19 lần kỷ lục thế vận hội; bắn súng 3 lần kỷ lục thế giới, 6 lần kỷ lục thế vận hội.
1 2
|