Trong mấy năm làm việc ở Viện lưu trữ, ông Mông Hy Năng thường xuyên đi thực tế để thu tập Thủy Thư, sau đó dịch và biên soạn thành sách để giúp các thế hệ mai sau tìm hiểu về văn hoá Dân tộc Thủy. Trên cơ sở dịch các Thủy Thư, ông còn giúp các chuyên gia nghiên cứu trong viện lưu trữ phân tích lịch sử Dân tộc Thủy.
Ông dịch một cách chính xác văn tự cổ Dân tộc Thủy khiến cho Viện lưu trữ những năm gần đây thu được sự đột phá quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa...của Dân tộc Thủy. Chẳng hạn như phát hiện 1400 chữ cổ của Dân tộc Thủy, suy đoán ra tổ tiên Dân tộc Thủy có thể là đến từ Đời Hạ, Thủy Thư có liên hệ mật thiết với "Chu Dị"...gây lên sự quan tâm của các chuyên gia trong và ngoài nước.
Cũng có thể để thuận tiện cho việc di dời, hằng nghìn năm qua sự kế thừa Thủy thư và văn tự cổ Dân tộc Thủy được tiến hành qua hai hình thức chép tay, tức gia truyền và chọn đồ đệ để kế thừa. Bất kể hình thức nào đều chỉ truyền cho nam chứ không truyền cho nữ.
Trong quá trình kế thừa Thủy Thư và văn tự cổ dân tộc Thủy có thứ đã tuân thủ di huấn của Tổ tiên, bảo lưu rất nhiều văn tự cổ; cũng có nhiều biến đổi phát triển vì giải quyết những vấn đề nan giải trong các hoạt động bói cúng hiện thực. Trong xã hội Dân tộc Thủy ngày nay như xây nhà mới, cưới xin ma chay, công việc nhà nông, ngày lễ ngày tết...bà con dân tộc Thủy vẫn lấy Thủy thư làm cơ sở để cầu mong an khang, thuận lợi và hạnh phúc. 1 2
|