Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-07-25 10:13:53    
Những người giữ Lăng Thành Cát Tư Hãn

cri

Nghe Online

Thành Cát Tư Hãn sinh vào giữa thế kỷ 12, là một nhà chính trị và nhà quân sự xuất sắc, đóng góp nổi bật vào công cuộc thống nhất các bộ tộc Mông Cổ. Cho đến nay, ông đã qua đời hơn 700 năm, nhưng, các thế hệ người Đa-ơ-hu-tơ—một chi nhánh dân tộc Mông Cổ vẫn giữ lăng Thành Cát Tư Hãn một cách trung thành, giữ gìn phong tục cúng tế chất phác.

Sáng sớm, khi tiến vào lăng Thành Cát Tư Hãn được cây xanh bao bọc, chúng ta có thể nghe thấy tiếng tụng kinh thành kính. Lăng nằm ở cao nguyên Ơ-đốt ở miền tây Khu tự trị Nội Mông. Trong tiếng tụng kinh này, cụ Gu-ri-cha-bu, người chủ trì lễ tế bắt đầu cuộc sống giữ lăng một ngày.

Cụ Gu-ri-cha-bu là một cụ già quắc thước, hiền từ. Cụ nhè nhẹ khêu bấc đèn dầu bơ trong điện lớn, cả cung điện của lăng sáng lên ngay. Cụ già thắp một nén hương, cúng bái ba lần trước bài vị một cách thành kính, đọc lời ca tụng, cắm hương vào lư hương trên bàn thờ. Sau đó, cụ cầm lấy chổi, quét dọn nhè nhẹ bụi trên bàn thờ. Quét dọn xong, cụ bắt đầu dâng lên các loại cúng phẩm như hoa, khăn Ha-đa, sữa và các loại bánh ngọt v.v., thái độ không chút cẩu thả, làm việc hết sức cẩn thận. Cụ nói với phóng viên rằng :

"Gia tộc chúng tôi từ lâu đã bắt đầu giữ lăng Thành Cát Tư Hãn và chủ trì lễ tế. Tôi sẽ truyền công việc này cho con tôi."

Cuối thế kỷ 12 đầu thế kỷ 13, Thành Cát Tư Hãn dẫn quân đội đánh nam dẹp bắc, thống nhất cao nguyên Mông Cổ ở miền bắc Trung Quốc và dựng lên một cường quốc. Năm 1227, Thành Cát Tư Hãn ốm chết trên con đường chinh chiến. Nhưng, cho đến bây giờ, giới sử học vẫn có bất đồng về chỗ chôn cất của Thành Cát Tư Hãn.

Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, con cháu của ông đặt các di vật như yên ngựa, cờ chiến, roi ngựa của ông trong lều chiên màu trắng tám góc để cúng tế, quy định lời tế, lời ca tụng và các quy tắc cụ thể trong lễ tế, và quy định bốn mùa trong năm đều phải tổ chức một lần hoạt động cúng tế long trọng.

Người Đa-ơ-hu-tơ được con cháu Thành Cát Tư Hãn phong chức chuyên môn giữ lăng và tổ chức các hoạt động cúng tế, họ suốt đời giữ lăng, không tham gia sản xuất, không làm quan, không nhập ngũ, cũng không đóng thuế. Họ có thể du lịch mọi khu vực Mông Cổ trong đồng cỏ, tổ chức hoaṭ động lạc quyên đối với người Mông Cổ trong bất cứ lều chiên nào thuộc bộ tộc nào.

Ngoài công tác suốt ngày đêm giữ lăng ra, người Đa-ơ-hu-tơ còn phải chủ trì lễ tế, tuyên đọc lời tế cố định riêng họ mới biết. Cho đến nay, cụ Gu-ri-cha-bu vẫn nhớ rất rõ, hơn 40 năm về trước, ba, bốn giờ sáng hằng ngày, ông nội đánh thức cụ, rồi hạ thấp giọng dạy cụ từng câu một trong 12 bài hát trong lễ tế, yêu cầu cụ nhẩm đọc thuộc lòng. Vì, theo quy định, chỉ có người Đa-ơ-hu-tơ kế thừa công tác giữ lăng mới đủ tư cách nắm bắt 12 bài hát này, các người khác không được biết. Trong hơn 700 năm qua, bằng hình thức như vậy, 12 bài hát thần bí trong lễ tế được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Những người giữ lăng này không những phải bảo đảm sự toàn vẹn và an toàn của lăng Thành Cát Tư Hãn, mà còn phải dâng lên lời chúc phúc cho người đến cúng tế và chấp nhận cúng phẩm. Hiện nay, công tác giữ gìn và chủ trì lễ tế của lăng Thành Cát Tư Hãn chủ yếu do anh Ha-xi-bi-lích, con cả của cụ Gu-ri-cha-bu và 8 người trẻ tuổi gánh vác, họ là người giữ lăng thế hệ thứ 39. Nghe nói, anh Ha-xi-bi-lích đau đớn từ bỏ sở thích thanh nhạc của mình, tuân theo mệnh lệnh của bố đến giữ lăng.

Anh Ha-xi-bi-lích đã có thể chủ trì hoạt động cúng tế long trọng tổ chức hằng năm. Cứ đến lúc đó, họ sẽ đặt tế đàn trong sân lăng, tấu nhạc, dâng cúng phẩm, quỳ lạy, đọc lời ca tụng và lời tế, chúc rượu v.v., hoạt động tiến hành đến đêm khuya.

Lăng Thành Cát Tư Hãn xây bằng lều chiên từng là linh đường di chuyển. Trải qua triều đại thay thế và mấy cuộc phiến loạn chiến tranh, lăng Thành Cát Tư Hãn di dời nhiều lần. Sau khi Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập, lăng Thành Cát Tư Hãn chuyển về cao nguyên Ơ-đốt, người Đa-ơ-hu-tơ giữ lăng cũng định cư ở đó. Được biết, hiện nay, có 30 hộ gia đình người Đa-ơ-hu-tơ chuyên môn giữ lăng và tổ chức lễ tế.

Trải qua hai lần xây lại và mở rộng, lăng Thành Cát Tư Hãn hiện nay có ba cung điện với hình dáng như lều chiên. Giữa ba cung điện có hành lang liên kết, trên đỉnh tròn cung điện, có các loại hoạ tiết mà đồng bào dân tộc Mông Cổ thích, xây bằng ngói tráng men.

Ông Chi Y-ơ-đơ-ni-bô-lét là cháu thế hệ 34 của Thành Cát Tư Hãn, cũng là hoàng thân cuối cùng trong đồng cỏ Mông Cổ, ông dốc sức vào việc nghiên cứu văn hóa tế tổ tiên từ lâu. Ông giới thiệu rằng, hoạt động cúng tế Thành Cát Tư Hãn đã hình thành văn hóa cúng tế Thành Cát Tư Hãn đặc biệt. Ông nói:

"Thành Cát Tư Hãn đã trở thành thần thánh của toàn thể người dân tộc Mông Cổ. Trước khi lên ngôi, các thế hệ Khan Mông Cổ đều phải đến Lăng Thành Cát Tư Hãn hành hương, sau đó mới có thể kế thừa ngôi vua. Trước khi uống trà và ăn cơm, dân thường phải dâng miếng cơm đầu tiên, chén rượu đầu tiên cho Thành Cát Tư Hãn."