Theo tin Tân hoa xã , ngày 21 tại Bắc Kinh , Trung Quốc và Việt Nam đã ra thông cáo chung , thông cáo chung viết :
Một : Nhận lời mời của chủ tịch Nước cộng hòa nhân dân Trugn Hoa Hồ Cẩm Đào , chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương đã sang thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 18 đến ngày 22 tháng 7 . Trong thời gian ở thăm Trung Quốc , chủ tịch Hồ Cẩm Đào và chủ tịch Trần Đức Lương đã tổ chức cuộc hội đàm , chủ tịch Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc Ngô Bang Quốc , thủ tướng quốc vụ viện Ôn Gia Bảo và chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc Giả Khánh Lâm đã lần lượt hội kiến chủ tịch Trần Đức Lương . Nhà lãnh đạo của hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và thu được nhận thức chung rộng rãi về làm thế nào để củng cố và tăng cường quan hệ song phương cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm trong bầu không khí chân thành và hữu nghị .
Chuyến thăm đã thu được thành công tốt đẹp , đóng vai trò tích cực đối với việc thúc đẩy sự phát triển của quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam .
Hai : Hai bên vui mừng thấy rằng , dưới sự chỉ dẫn của phương châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị , hợp tác toàn diện , ổn định lâu dài , hướng tới tương lai " , quan hệ giữa hai Đảng và hai Nước Trung Quốc Việt Nam đã xuất hiện đà tốt đẹp phát triển toàn diện . Hai bên đồng ý tiếp tục duy trì sự tiếp xúc ở cấp bậc cao ,tăng thêm sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau , tăng cường giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực giữa hai nước , thúc đẩy quan hệ Trung Việt không ngừng mở ra cục diện mới .
Ba : Hai bên bày tỏ hài lòng trước những thành quả nổi bật đạt được trong quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước . Hai bên đồng ý phối hợp chặt chẽ , nhanh chóng hoàn thành công tác biên soạn báo cáo nghiên cứu hợp tác về hai hành lang kinh tế nối liên hai nước và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ .
Bốn : Hai bên tuyên bố chấm dứt toàn bộ cuộc đàm phán thâm nhập thị trường song phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới . Việt Nam chân thành cảm ơn và đánh giá cao sự ủng hộ của Trung Quốc .
Năm : hai bên cho rằng , công tác trắc định và dựng cột mốc biên giới lục địa giữa hai nước đã thu được tiến triển nổi bật , đồng ý tăng cường hơn nữa tiến trình công tác , muộn nhất hoàn thành công tác trắc định và dựng cột mốc trên toàn tuyến biên giới lục địa vào năm 2008 đồng thời ký văn kiện về chế độ quản lý đường biên giới mới .
Hai bên tích cực đánh giá tình hình thực thi Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác ngư nghiệp . Hai bên đồng ý nhanh chóng khởi động sự hợp tác về thăm dò và khai thác kết cấu dầu khí xuyên vịnh Bắc Bộ . Từ nay đến cuối năm 2005, tiến hành cuộc điều tra chung về tài nguyên ngư nghiệp trong khu vực đánh cá chung của hai bên, phấn đấu nhanh chóng triển khai hoạt động hải quân hai nước tuần tra chung trên vịnh Bắc Bộ , nhanh chóng khởi động cuộc đàm phán về phân định vùng biển ở ngoài cửa ra vào vịnh Bắc Bộ ,
Hai bên đánh giá cao việc Công ty dầu mỏ ba nước Trung Quốc , Việt Nam va Phi-líp-pin tháng 3 năm nay đã ký" Hiệp nghị công tác địa chấn hải dương giữa ba bên trong khu hiệp nghị biển Nam Hải Trung Quốc " .
Hai bên đồng ý tuân thủ tôn chỉ và nguyên tắc về "Tuyên bố hành vi các bên trên biển Nam Hải "< DOC > ký giữa Trung Quốc và ASEAN , tuân thủ nhận thức chung đạt được giữa nhà lãnh đạo cấp cao hai nước và sự cam kết của nhiều bên , cùng giữ gìn sự ổn định của tình hình trên biển Nam Hải . Hai bên đồng ý tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển , kiên trì đàm phán hòa bình , mưu cầu giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận .
Sáu : Chính phủ Việt Nam khẳng định lại việc thưc̣ thi chính sách một nước Trung Quốc một cách kiên định , ủng hộ sự nghiệp thống nhất Trung Quốc , kiên quyết phản đối hoạt động chia cắt của thế lực "Đài Loan độc lập " với bất cứ hình thức gì , thông cảm và ủng hộ quốc hội Trung Quốc thông qua "Luật chống chia cắt đất nước " , hoan nghênh quan hệ hai bờ dịu lại trong thời gian qua . Việt Nam chỉ tiến hành sự đi lại về kinh tế thương mại không chính thức với Đài Loan , quyết không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan .
Bảy : Hai bên nhất trí cho rằng , cuộc cải cách hội đồng bảo an nên xuất phát từ lợi ích lâu dài của Liên hợp quốc , theo nguyên tắc dân chủ hóa của quan hệ quốc tế , tìm kiếm giải pháp chiếu cố tới lợi ích của các bên trên cơ sở hiệp thương rộng rãi , hai bên sẽ tăng cường phối hợp và hợp tác về vấn đề này . Hai bên đồng ý tiếp tục tăng cường hợp tác và phối hợp trong nhiều lĩnh vực như : Diễn đàn Liên hợp quốc , ASEAN , Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương , Hội nghị Á Âu , phát triển tiểu vùng khu vực sông Mê-công v.v .
Tám : Chủ tịch Trần Đức Lương mời chủ tịch Hồ Cẩm Đào sang thăm chính thức Việt Nam vào cuối năm 2005 và dự hội nghị không chính thức nhà lãnh đạo Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 14 triệu tập tại Hà Nội . Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã vui vẻ nhận lời mời .
|