Dân tộc Si-ba hiện có 83 nghìn 629 dân, chủ yếu tập trung cư trú ở Khu tự trị dân tộc Uây-ua Tân Cương, tỉnh Liêu Ninh và tỉnh Cát Lâm.
Dân tộc Si-ba nổi tiếng bởi tính cách dũng mãnh, cưỡi ngựa và bắn tên giỏi. Không ít vận động viên bắn tên xuất sắc Trung Quốc là người dân tộc Si-ba. Họ có tiếng nói và chữ viết của mình. Thông qua phiên dịch, họ tiếp xúc và hấp thu nghệ thuật văn hóa của các dân tộc anh em khác một cách rộng rãi. Mấy trăm năm trước, mấy chục kiệt tác như "Đông Chu Liệt Quốc Chí", "Tam Quốc Diễn Nghĩa" và "Tây Du Ký" v.v được dịch sang chữ dân tộc Si-ba, và lưu truyền rộng rãi.
Đồng bào dân tộc Si-ba từng tin theo Đạo Sa-man, Đạo Lạt-ma, nhưng chủ yếu là nhằm cúng tổ tiên. Ngày 18 tháng 4 âm lịch là tết dân tộc Si-ba kỷ niệm tổ tiên di dời đến miền tây.
Quê hương bắn tên
Cung tên chiếm vị trí hết sức quan trọng trong cuộc sống của đồng bào dân tộc Si-ba. Lúc mới biết chạy, trẻ em dân tộc Si-ba bắt đầu học cưỡi ngựa, lúc có thể giương cung, trẻ em đã bắt đầu học bắn tên. Theo thói quen của dân tộc Si-ba, nếu đẻ con trai, bố sẽ cho con một cái cung nhỏ và một cái mũi tên nhỏ, và dùng dây đỏ treo trên cửa, mong con mình sau khi lớn lên biết cưỡi ngựa và bắn tên thành thạo, trở thành hảo hán của dân tộc Si-ba.
Trong hoạt động xã giao, thanh niên nam nữ dân tộc Si-ba dùng cung tên kết duyên. Nếu chàng trai muốn tỏ lòng yếu mến đối với cô gái, thì phải thể hiện tay nghề bắn tên cao siêu của mình để giành được tình cảm yêu thích của cô gái. Nếu cô gái thích một chàng trai nào đó, thì chủ động giương cung bắn tên với anh ấy, để trao đổi tình cảm với nhau.
Trong khu vực dân tộc Si-ba tập trung cư trú, làng nào cũng có sân bắn tên, nhà nào cũng có cung tên, có rất nhiều tay bắn tên giỏi. Đối với đồng bào Si-ba mà nói, trở thành một tay bắn tên giỏi là vinh dự cao nhất, sẽ được mọi người kính trọng.
Bắn tên là một hoaṭ động thể dục thể thao truyền thống mang tính quần chúng được đồng bào yêu thích nhất. Cứ đến Tết Trung Thu, tết Nguyên Đán, Tết ngày 18 tháng 4, dân tộc Si-ba đều tổ chức thi bắn tên.
Tết di dời đến miền tay và Tết bôi tro đen
Tết di dời đến miền tây là tết dân tộc mà đồng bào dân tộc Si-ba không thể lãng quên được.
Trước thế kỷ 16, các thế hệ tổ tiên dân tộc Si-ba sống ở đồng bằng Tùng Nộn và đồng cỏ Hô Luân Bối Nhĩ. Giữa thế kỷ 18, chính phủ nhà Thanh từ Thịnh Kinh ?Thẩm Dương hiện nay?và những nơi khác điều động 1018 chiến sĩ dân tộc Si-ba, cùng gia quyến của họ, cả thảy 3275 người, do quan chức dân tộc Mãn dẫn đầu di dời đến khu vực Y Lê Tân Cương để khai hoang và bảo vệ biên cương. Ngày 18 tháng 4 âm lịch năm đó, đồng bào dân tộc Si-ba chuẩn bị di dời đến Tân Cương và đồng bào dân tộc Si-ba lưu trú ở miền đông bắc tập trung ở Chùa Thái Bình—nhà thờ gia đình dân tộc Si-ba ở Thịnh Kinh, tổ chức lễ tế tổ tiên, ăn cơm từ biệt. Sáng hôm sau, chiến sĩ dân tộc Si-ba và gia quyến của họ từ biệt bà con ở quê, đi trên con đường dài dằng dặc di dời đến miền tây. Trèo đèo lội suối gian nan 1 năm lẻ 5 tháng, họ mới đến tới khu vực Y Lê Tân Cương.
Hơn 2000 năm trôi qua, cứ đến ngày 18 tháng 4 âm lịch, đồng bào dân tộc Si-ba đều tổ chức trọng thể các hoạt động kỷ niệm, và định ngày đó là tết truyền thống của dân tộc.
Tết bôi tro đen là một tết truyền thống thú vị, đặc sắc của đồng bào dân tộc Si-ba.
Theo truyền thuyết, ngày 16 tháng giêng âm lịch hằng năm, thần ngũ cốc xuống trần gian thị sát, mọi người bôi tro đen vào mặt nhau, nhằm mục đích cầu mong thần ngũ cốc không mang bệnh than đến trần gian, lúa mì được mùa, nhân dân bình yên. Cho nên, cứ đến ngày đó, mọi người dậy rất sớm, mang theo miếng vải lau đáy nồi chuẩn bị sẵn đêm qua, ra phố tìm cơ hội bôi tro đen lên mặt người khác. Bọn trẻ lũ lượt đến từng nhà bôi tro đen, thậm chí gặp người già cũng không tha, nhưng phải quỳ xuống đất chào trước, rồi bôi một tý tro đen lên trán người già, để tỏ lòng tôn trọng. Nhất là cô gái, rất ít cô gái có thể tránh khỏi bị bôi tro đen lên mặt, khi đó cô gái không còn sợ hãi, dùng phương pháp tương tự bôi tro đen vào mặt chàng trai.
|