Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-07-19 16:26:53    
Trung Quốc liệu có giành lại được chức vô địch trong môn cầu cố định 10 mét nữ hay không?

Xin Hua
Theo tin Tân Hoa Xã: Đội nhảy cầu Trung Quốc đoạt được thành tích giành 6 tấm huy chương vàng tại thế vận hội A-ten hình như còn rành rành trước mắt, giải vô địch bơi lội thế giới Mông-tơ-rê-an Ca-na-đa lại sẽ khai mạc vào ngày 17 tháng này, liệu "Đội giấc mơ" Trung Quốc có giành được 3/4, thậm chí 4/5 số huy chương vàng nhảy cầu tại giải vô địch thế giới hay không đã để lại dấu hỏi cho chúng ta, liệu môn cầu cố định 10 mét nữ có giành được chức vô địch hay không?

Nhảy cầu cố định 10 mét nữ từng là môn đáng kiêu hãnh nhất của nhảy cầu Trung Quốc: Tại thế vận hội Lốt An-giơ-lét năm 1984, lãnh đạo đội Trung Quốc hiện nay Chu Kế Hồng chính là vận động viên Trung Quốc đầu tiên đoạt huy chương vàng thế vận hội nhảy cầu trong môn này. Trong ba thế vận hội sau đó, huy chương vàng môn cầu cố định 10 mét nữ luôn nằm trong tay đội Trung Quốc. Song tại thế vận hội Xít-ni năm 2000, Lý Na và Tang Tuyết vốn là "Hai bảo hiểm" có ưu thế rõ rệt đã cùng lúc "Mất hiệu nghiệm", để mất huy chương vàng. Giải vô địch bơi lội thế giới năm 2003 và thế vận hội A-ten năm 2004, nhảy cầu cố định 10 mét nữ lại trở thành "Nỗi đau trong lòng", chỉ giữ được thắng lợi trong môn nhảy đôi cầu cố định 10 mét nữ.

Theo đặc điểm môn nhảy cầu cố định, nữ vận động viên tuổi nhỏ, người thấp nhỏ, người nhẹ khá có tiềm năng phát triển. Bé gái trong tuổi dậy thì rất dễ nặng cân, nếu sức mạnh không cùng lúc tăng lên, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến độ khó và chất lượng của động tác. Nữ vận động viên nhảy cầu cố định Trung Quốc đã phải trả giá về điểm này.

Bị thua ở thế vận hội Xít-ni không phải là vấn đề trình độ của đội viên, mà là chưa nắm được cơ hội tốt. Tại giải vô địch Phu-cu-ô-ca Nhật năm 2001, nhảy cầu cố định 10 mét nữ Trung Quốc đã đưa ra gương mặt mới Hứa Miện và Đoàn Thanh, cũng đã đoạt huy chương vàng môn này. Ai ngờ hai người này lần lượt bị thương, sau khi nghỉ thể trọng tăng lên nhanh chóng, không thể khôi phục lại độ khó và chất lượng động tác như trước. Trung Quốc đành phải tìm người khác thay thế, Lao Lệ Thi và Lý Đình gánh vác trách nhiệm này, nhất là Lý Đình mãi đến ba tháng trước thế vận hội mới từ nhảy đôi chuyển sang nhảy đơn, thực lực quả thực không bằng vận động viên nước ngoài.

Sau thế vận hội A-ten, vấn đề nữ vận động nhảy cầu cố định lại một lần nữa được đưa ra, Lý Đình chuyển sang nhảy cầu bật, Lao Lệ Thi tạm thời luyện tập ở đội tỉnh. Xét vì bài học kinh nghiệm trước đây, nhảy cầu Trung Quốc bắt đầu bồi dưỡng rộng rãi, rèn luyện trọng điểm.

Giả Đồng, 15 tuổi là một trong những gương mặt mới được rèn luyện nhiều nhất, cả thảy đã tham gia 6 giải lớn, đoạt không ít huy chương vàng nhảy đơn và nhảy đôi, được coi là người "Đi đến đâu cũng có thể đoạt huy chương vàng". Còn Viêm Bồi Lâm 14 tuổi là lần đầu tiên đi dự giải quốc tế, nhưng cũng là vô địch Trung Quốc.

Ưu thế của bảo vệ chức vô địch Ê-mi-li, huy chương vàng và huy chương đồng thế vận hội của Ô-xtrây-li-a là kinh nghiệm thi đấu phong phú, đều từng tham gia hai lần thế vận hội và nhiều cuộc thi quốc tế; ưu thế của Giả Đồng và Viêm Bồi Lâm là tuổi trẻ, không sợ thua. Không biết hai tiểu tướng này liệu có gánh vác được trọng trách đoạt lại huy chương vàng môn nhảy cầu cố định 10 mét nữ cho đội nhảy cầu Trung Quốc hay không .