Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-07-19 15:19:07    
Cơn "sốt" học Hán ngữ trên toàn cầu không giảm, Trung văn sẽ trở thành ngôn ngữ thông dụng được yêu chuộng

cri

Cơn "sốt" học Hán ngữ được bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay vẫn "rực cháy" và lan rộng tới khắp nơi trên thế giới. Các trường dạy Hán ngữ ở các nơi trên thế giới mọc lên như nấm sau cơn mưa, các trường công lập hay tư thục, bất kể là đại học hay trung học phổ thông đều lần lượt mở các khoa hoặc chương trình giảng dạy Hán ngữ, số người theo học không ngừng gia tăng.

Biết Hán ngữ không những giúp mọi người tăng thêm sự hiểu biết đối với Trung Quốc mà còn góp phần cho giao lưu kinh tế-thương mại, điều này đã trở thành nhận thức chung ở Thái Lan. Công chúa Thái Lan được nhân dân Thái Lán kính trọng đã kiên trì học Hán ngữ, am hiểu văn hoá Trung Quốc và đi khắp đó đây ở Trung Quốc, trở thành người thúc đẩy trực tiếp "cơn sốt" học Hán ngữ và là tấm gương của người Thái Lan trong việc học Hán ngữ.

Cũng có thể do sự giao lưu có lịch sử lâu đời giữa Trung Quốc với Thái Lan nên việc học Hán ngữ ở đây không có gì lạ, nhưng không chỉ riêng Thái Lan, "cơn sốt" học Hán ngữ trên toàn cầu ngày càng gia tăng, đây không phải là điều ngẫu nhiên.

Tại Mỹ, Trung văn đã trở thành ngoại ngữ lớn thứ 2 tiếp sau tiếng Tây Ban Nha. Các thày giáo dạy song ngữ Trung văn và Anh văn rất được hoan nghênh, các trường Trung học phổ thông đều mở lợp dự bị đại học Trung văn. Ở Hàn Quốc có tần 400 nghìn người học Trung văn, hằng năm có 20 nghìn người tham gia cuộc thi trình đội Hán ngữ HSK, Hán ngữ trở thành một điều cần thiết trong khi tìm việc làm. Ở Pháp cũng có hơn 100 trường Đại học mở các khoa hoặc lớp Trung văn, hơn 100 trường trung và tiểu học có chương trình giảng dạy Trung văn. Cộng đồng quốc tế dự kiến Hán ngữ trong thế kỷ 21 sẽ trở thành một ngôn ngữ thông dụng, vượt cả tiếng Anh và có số người sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

Trước "cơn sốt" Hán ngữ, Chính phủ Trung Quốc coi trọng cao việc phố biến Hán ngữ trên thế giới để tăng thêm sự hiểu biết và tình hữu nghị với nhân dân các nước, xúc tiến giao lưu thương mại, khoa học-công nghệ và văn hoá, năm 1987 đã thành lập tiểu ban lãnh đạo giảng dạy Hán ngữ đối ngoại quốc gia gồm thành phần của 11 ban ngành quốc vụ viện.

Trước nhu cầu học Hán ngữ ở nước ngoài gia tăng, đội ngũ giáo viên khan hiếm đã trở thành "rào cản" trong giảng dạy Hán ngữ. Trung Quốc đã nhận thức được điều này, ra sức giúp các nước đào tạo đội ngũ giáo viên, ủng hộ các nước mở các lớp đào tạo giáo viên Hán ngữ, đồng thời còn cử những người tình nguyện ra nước ngoài giảng dạy Hán ngữ. Chương trình người tình nguyện giảng dạy Hán ngữ Quốc tế là một bộ phận cấu thành quan trọng trong dự án "Cầu Hán ngữ", cũng là chương trình đầu tiên ở Trung Quốc về cử những người tình nguyện đến các nơi trên thế giới để giảng dạy Hán ngữ.

Bẩy tình nguyện viên của Trường Đại học Sư phạm Phúc Kiến tháng 6 năm ngoái tới giảng dạy tại 8 trường Hoa ngữ ở Phi-li-pin đã mở màn cho chương trình người tình nguyện ra hai ngoại giảng dạy Hán ngữ. Hiện nay đã có hơn 170 tình nguyện viên ra nước ngoài giảng dạy Hán ngữ, nêu cao nền văn hoá Trung hoa, bắc nhịp cầu hán ngữ, gieo hat giống hữu nghị. Có thể dự kiến cùng với dự án "Cầu Hán ngữ" được triển khai, Hán ngữ sẽ trở thành một loại ngôn ngữ thông dụng được hoan nghênh rộng khắp trên thế giới.