Những người học Hán Ngữ dễ kiếm việc làm tại Đức
Bắt đầu từ năm 2002 , Trung Quốc đã vươn lên Nhật và trở thành đối tác mậu dịch lớn nhất Châu Á của Đức , cũng là đối tác mậu dịch lớn thứ hai trên toàn cầu ngoài Liên minh Châu Âu chỉ tiếp sau Mỹ . Trong khi đó , Đức đã trở thành đối tác mậu dịch lớn nhất của Trung Quốc tại Châu Âu trong gần 30 năm liền .
Song song với quan hệ mậu dịch Trung Đức không ngừng phát triển , học sinh học Hán Ngữ nói chung có thể tìm việc làm khá , đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy "cơn sốt Hán Ngữ" ở Đức .
Việc giảng dạy Hán Ngữ đã được phổ cập tại Đức trên mức khá cao . Hiện nay , 41 trường ̣đại học và cao đẳng Đức đã mở chương trình Hán Ngữ ,ngoài ra còn có hơn 70 trường trung học mở chương trình dạy Hán Ngữ , số người đăng ký theo học Trung Văn tại Đức đã lên tới 4000 người . Điều đáng để ý là , hiện nay , những người theo học Hán Ngữ tại Đức hiện nay không những là học sinh chuyên ngành ngôn ngữ , văn hóa và lic̣h sử , mà còn có sinh viên theo học chuyên ngành kinh tế , mậu dịch , Pháp Luật , họ cho rằng biết Hán Ngữ sẽ giúp ích cho mình tìm việc làm và bổ ích cho công tác hàng ngày . Nhiều giáo viên và phụ huynh đều cho rằng , cho các em bắt đầu theo học Hán Ngữ từ bây giờ là hình thức "Đầu tư cho tương lai " .
Các lớp đào tạo Hán Ngữ ngắn hạn trong xã hội cũng rất được hoan nghênh tại Đức . Đầu năm nay , Học viện Đông Á Trường đại học tự do Béc-lin đã mở lớp Hán Ngữ và văn hóa Trung Quốc nhân dịp nghỉ đông , hơn 20 học viên đến từ các tầng lớp xã hội đã dự lớp đào tạo ngắn hạn này , trong đó phần lớn người đều có nhiều liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc . 1 2
|