Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-07-18 15:17:13    
Nguồn gốc "dậy tiếng Hán cho người nước ngoài"

cri

Hiểu ý nghĩa qua mặt chữ của "dậy tiếng Hán cho người nước ngoài" chủ yếu là dậy tiếng Hán cho lưu học sinh nước ngoài. Đầu thập niên 50 thế kỷ 20, trường Đại học Thanh Hoa nhận nhiệm vụ dậy tiếng Hán cho lưu học sinh đầu tiên đến từ các nước Đông Âu, gọi là "Lớp ngữ văn TQ dành cho sinh viên trao đổi Đông Âu"; Sau khi lớp này được chuyển sang trường Đại học Bắc Kinh năm 1952, vì có thêm học sinh đến từ các nước láng giềng châu Á, sửa lại tên là "Lớp chuyên ngữ TQ dành cho sinh viên nước ngoài". Để viện trợ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam tại Nam Ninh, Quế Lâm thành lập "Trường Trung Văn", "Lớp chuyên ngữ TQ dành cho lưu học sinh Việt Nam", "Trường chuyên ngữ TQ" vào năm 1952 đến năm 1957. Năm 1960, Học viện ngoại ngữ Bắc Kinh (bây giờ là trường Đại học ngoại ngữ Bắc Kinh) tiếp nhận lưu học sinh châu Phi, thành lập "Văn phòng lưu học sinh châu Phi". Năm 1962, xây dựng trường riêng dành cho lưu học sinh nước ngoài đến TQ gọi là "Trường dự bị cao đẳng lưu học sinh nước ngoài". (tức là tiền thân của trường Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh ngày nay)

Những tên trường lớp nói trên đã nói rõ đối tượng dậy học là người nước ngoài, nhưng "ngữ văn" lại vay mượn từ có nghĩa là dậy học sinh TQ học tiếng mẹ đẻ. Còn từ "lớp chuyên", "trường dự bị" thì chỉ việc dậy học tiếng Hán lúc đó là nhằm chuẩn bị cho học sinh bước vào học chuyên ngành.

Đầu thập niên 70 thế kỷ 20, TQ khôi phục địa vị hợp pháp tại Liên hợp quốc, các nước Nhật, Tây Âu lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với TQ. Sau đó, hơn 40 nước yêu cầu cử lưu học sinh sang TQ. Các trường đại học TQ cũng lần lượt khôi phục công tác tuyển sinh. Chính vì tình hình trong và ngoài nước này, Học viện ngôn ngữ Bắc Kinh (tên cũ của Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh) đã bắt đầu khôi phục giảng dậy vào năm 1973, sau đó, các trường đại học của Bắc Kinh và các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương khác cũng lần lượt khôi phục hoặc bắt đầu tiếp nhận lưu học sinh. Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh năm 1975 thử nghiệm và năm 1978 chính thức mở lớp đại học chính quy tiếng Hán cho lưu học sinh nước ngoài. Việc mở rộng quy mô dậy học và sáng lập đại học Hán ngữ chính quy đã đặt nền móng cho khoa dậy tiếng Hán cho người nước ngoài.

Tên gọi "Dậy tiếng Hán cho người nước ngoài" xuất hiện trong quá trình chuẩn bị thành lập Hiệp hội dậy tiếng Hán cho người nước ngoài. 21 Hội dậy tiếng Hán cho người nước ngoài đề xướng thành lập Hiệp hội đã tổ chức đại học trù bị lần đầu tiên tại Học viện ngôn ngữ Bắc Kinh vào tháng 4 năm 1982. Mọi người nhất trí sáng kiến "dậy tiếng Hán cho người nước ngoài", và cho rằng tên gọi này vừa thể hiện tính chất chung về dậy tiếng Hán cho dân tộc thiểu số trong nước, dậy tiếng Hán ở nước ngoài như ngôn ngữ thứ hai, lại thể hiện đặc điểm khác nhau về đối tượng dậy và hoàn cảnh học tập và sinh sống của họ. Cho nên, hội nghị nhất trí tên hội là "Hội nghiên cứu dậy tiếng Hán cho người nước ngoài dưới Hội giáo dục TQ", sau này khi hội nghiên cứu được nâng cấp thì gọi là "Hội dậy tiếng Hán TQ dành cho người nước ngoài". Để thuận tiện cho việc giao lưu quốc tế, dịch qua tên tiếng Anh là "All China Association for Teaching Chinese as a Foreign Language".