Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-07-18 11:37:26    
Đôi vợ chồng mở nhà trọ ở làng dân tộc Choang

cri

Nghe Online

"Vịnh mặt trăng" là tên của một nhà trọ, chủ nhà là một đôi vợ chồng trẻ, chồng là Liêu Chí Thành, dân tộc Choang, vợ là Phan Tổ Quỳ, dân tộc Dao đến từ làng khác. Trong quá trình từ yêu đương, cưới nhau, đến mở nhà trọ này, có một câu chuyện khiến mọi người cảm động, vừa có thể cảm nhận tình yêu ngọt ngào của hai người, lại có thể thể nghiệm cái gian nan của đôi vợ chồng nông thôn này trong việc mở nhà trọ.

Nhà trọ này nằm trong khu phong cảnh Long Tích của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây miền nam Trung Quốc. Hằng ngày, chị Phan Tổ Quỳ dậy sớm, chuẩn bị bữa sáng cho du khách. Sau khi làm xong mọi việc của nhà trọ và gia đình, chị Quỳ mới có thể nghỉ một lát. Sau buổi trưa, sẽ có du khách đến. Nhân lúc chị có đôi phút rảnh rỗi, phóng viên Đài chúng tôi cùng chị trò chuyện về việc mở nhà trọ.

Chị Quỳ nói, cứ đến mùa du khách đông, chị luôn bận rộn như vậy. Tuy rất bận rộn, và mệt mỏi, nhưng chị vẫn thấy vui lắm, vì khách đông, doanh thu của nhà trọ mới khấm khá, thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào nhà trọ này.

Đây là một nhà trọ gia đình điển hình, sân nhà độc lập, nhà gỗ truyền thống, lợp ngói xanh. Ngà nghỉ có hai tầng, tầng dưới là nhà sảnh kiêm phòng ăn, tầng trên có 6 gian phòng khách, đồ đạc trong phòng bày biện rất đơn giản, mỗi phòng chỉ có hai chiếc giường với chăn đệm gọn gàng sạch sẽ. Mở cửa sổ, có thể nhìn thấy cây cối xanh tươi, mây mù bay lơ lửng, khiến người ta cảm thấy khoan khoái nhẹ nhàng.

Xung quanh nhà trọ "Vịnh mặt trăng" được núi bao bọc, trên sườn núi là các thửa ruộng bậc thang cao vút tận mây xanh, hết sức hoành tráng. Được biết, ruộng bậc thang này đã được khai phá hơn 700 năm. Hơn 10 năm về trước, phong cảnh ruộng bậc thang hoành tráng này được bên ngoài biết đến, và từ đó, hàng năm đều thu hút đông đảo du khách các nước trên thế giới đến du lịch. Bản làng dân tộc Choang vốn yên tĩnh trở nên náo nhiệt sôi động.

Chị Quỳ năm nay chưa đến 30 tuổi, là mẹ của hai cháu. Tuy tuổi đời không cao, nhưng chị đã có 6-7 năm kinh nghiệm kinh doanh nhà trọ. Quê chị ở làng dân tộc Dao ở bên kia núi, bên đó cũng là ruộng bậc thang, thường có du khách đến. Trước khi chị lấy chồng, chị một mình kinh doanh một nhà trọ, tình hình kinh doanh khá tốt.

Vậy tại sao một cô gái dân tộc Dao lại lấy chồng dân tộc Choang? Trong đó có một câu chuyện lãng mạn. Khi kể về chuyện quen nhau, chị Quỳ nở nụ cười hạnh phúc rạng rỡ. Chị nói:

"Chúng tôi là tiếng sét ái tình. Tôi đeo hành lý từ làng bên kia đến đây, gặp anh ấy, sau đó hai người lấy nhau."

Vì lý tưởng chung, hai thanh niên thuộc dân tộc đã đến với nhau. Chị Quỳ nói, khi tìm hiểu nhau, hai người thường hẹn gặp nhau trên con đường mòn nối liền hai làng, trước phong cảnh đẹp đẽ của các thửa ruộng bậc thang, hai người hướng về cuộc sống tốt đẹp sau này. Vì nhận thấy du lịch làng xã ngày càng sôi động, họ bèn dự định mở một nhà trọ nhỏ sau khi lấy nhau.

Kể đến đây, chị Quỳ chỉ các bức ảnh treo trên tường, trong đó có một bức ảnh hai vợ chồng kề vai ngồi trên con đường mòn, giống như hai học sinh cấp ba, tràn đầy sung sức, hướng về tương lai tươi đẹp.

Hiện nay, hai vợ chồng đã thực hiện ước mơ, có nhà trọ của mình. Nhưng, họ cũng gặp một số khó khăn trong kinh doanh. Trong làng có nhiều người mở nhà trọ, người ngoài làng cũng đến đầu tư xây dựng khách sạn với tiện nghi đầy đủ, cho nên, nhà trọ nho nhỏ của chị đứng trước sức ép cạnh tranh khá lớn.

Khi phóng viên và chị Quỳ đang trò chuyện, anh Liêu Chí Thành, chồng chị từ bên ngoài trở về. Anh Thành cũng chưa đến 30 tuổi, nhưng trông già trước tuổi, nét sung sức như trên bức ảnh cũng ít đi. Anh Thành là người ít lời, chỉ ngồi bên cạnh không ngừng hút thuốc, hình như có nhiều nỗi băn khoăn. Phóng viên nhiều lần muốn trò chuyện với anh, chị Quỳ cũng giục anh, mãi sau, anh mới mở miệng.

Hóa ra anh không phải người ít nói, mà là anh lo mình nói tiếng Hán không sõi, sợ phóng viên trê cười. Anh Thành là một người rất sĩ diện. Vì mở nhà trọ này, gia đình đã vay vốn từ Hợp tác xã tín dụng, nhiều người thân cũng góp vốn tham gia, nhưng hiện nay tình hình kinh doanh không tốt, cho nên, anh đứng trước sức ép rất lớn, nếu muốn có sự thay đổi, thì buộc phải cải thiện điều kiện tiện nghi của nhà trọ. Anh nói:

"Sau này tôi phải tăng cường cải tạo tiện nghi trong phòng khách, phải xây dựng lại phòng khách thành căn phòng hai người, có buồng tắm riêng, để du khách có thể tắm, ở thoải mái hơn."

Mấy năm nay, ruộng bậc thang Long Tích rất nổi tiếng, ngành du lịch địa phương phát triển rất nhanh, nên cạnh tranh ngày càng gay gắt, đây là nguyên nhân khiến anh Thành cảm thấy kinh doanh rất khó. Chính quyền địa phương chú ý đến cạnh tranh không trật tự có thể dẫn đến kết quả không tốt, nên đã ấn định một số biện pháp, giúp đỡ nhà trọ gia đình như "Vịnh mặt trăng" có thể sống được trong cạnh tranh. Bà Liêu Tú Anh, quan chức địa phương giới thiệu rằng:

"Hội liên hợp phụ nữ của huyện triển khai một dự án hợp tác với Liên hợp quốc, cung cấp khoản vay tín dụng nhỏ, hiện nay đã có 5 nhóm, mỗi nhóm 10 người xin vay tín dụng này. Sau khi có vốn, mỗi hộ gia đình đều có thể kinh doanh nhà trọ tốt hơn."

Sau khi về tới Bắc Kinh, phóng viên đài chúng tôi được biết, trong dịp nghỉ Ngày Quốc tế Lao động mồng 1 tháng 5 năm nay, nhà trọ "Vịnh mặt trăng" có nhiều du khách đến ở, trong 7 ngày, đã thực hiện doanh thu gần 10 nghìn tệ. Chúng ta hãy cùng chúc phúc đôi vợ chồng này và nhà trọ gia đình của họ có du khách ngày càng nhiều.