Nghe Online
Cuối năm nay, tại Thư Cáo, một khu biên mậu trên biên giới tỉnh Vân Nam giữa Trung Quốc và Mi-an-ma, được coi là "Thâm Quyến miền tây" của Trung Quốc sẽ xuất hiện một điểm sáng mới, đó là thành phố thương mại quốc tế Bá Lạc.
Trung Quốc và 10 nước A-sê-an đã ký "Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc-A-sê-an" tại hội nghị cấp cao Trung Quốc-A-sê-an diễn ra tháng 11 năm 2002 tại Phrôm Pênh, thủ đô Cam-pu-chia, chính thức xác định việc thiết lập khu mậu dịch tự do Trung Quốc-A-sê-an, tức Ca-ta?CAFTA?, vào năm 2010, đây là cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ Trung Quốc-A-sê-an.
Sau đó hai bên đã ký "Hiệp định thương mại hàng hoá trong khuôn khổ hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc—A-sê-an" tại hội nghị cấp cao Trung Quốc-A-sê-an lần thứ 8. Hiệp định này đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm nay, hơn 7000 mặt hàng của Trung Quốc và A-sê-an sẽ lần lượt được giảm thuế quan, do đó, việc xây dựng khu mậu dịch tự do Trung Quốc-A-sê-an đã bước vào giai đoạn thực hiện toàn diện. Ngày càng nhiều doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu chú ý đến khu cực Đông Nam Á, quan tâm các cơ hội thương mại do Ca-ta mang lại, trong đó có hơn 5 triệu thương gia ở tỉnh Triết Giang, miền Đông Trung Quốc.
Phát biểu tại Diễn đàn cấp cao khu mậu dịch tự do Trung Quốc A-sê-an lần thứ 2 gần đây, ông Tạ Bá Vinh, chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bá Lạc, doanh nghiệp nổi tiếng ở tỉnh Triết Giang nói, xây dựng Ca-ta sẽ đưa hợp tác kinh tế Trung Quốc-A-sê-an vào giai đoạn mới lịch sử phát triển toàn diện, giúp kinh tế khu vực thực hiện phồn vinh.
Ông cho rằng, việc ký kết và thực hiện Ca-ta sẽ khiến ưu thế sung túc về vốn dân gian, linh hoạt về thể chế của các thương gia tỉnh Triết Giang nổi bật lên, gắn kết việc xây dựng cơ sở ngành chế tạo tiên tiến của tỉnh Triết Giang với việc xây dựng ngành công nghiệp của khu vực A-sê-an, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các thương gia Triết Giang và ngành chế tạo khu vực A-sê-an, thực hiện phân công trong sự cạnh tranh thương mại ngày càng quyết liệt sau này, cùng giành thắng lợi. Ông nói, Ca-ta sẽ tiếp thêm sức sống mới cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Triết Giang. Ông nói:
"Ca-ta sẽ tạo mặt bằng thắt chặt quan hệ Trung Quốc-A-sê-an, khuôn khổ chế độ và bảo đảm cơ chế cho hợp tác kinh tế song phương, cũng mang lại cơ hội và thách thức mới cho sự phát triển kinh tế loại hình mở của tỉnh Triết Giang."
Tỉnh Triết Giang nằm ở miền đông Trung Quốc, là tuyến đầu cải cách mở cửa của Trung Quốc, tỉnh Triết Giang hiện đã từng bước trở thành cơ sở sản xuất các mặt hàng chính như dệt may, đồ nhật dụng, sản phẩm nhựa, ngũ kim và máy móc v.v. trên toàn cầu. Các thương gia Triết Giang có đặc điểm như cần củ sáng tạo, biết nắm thời cơ thương mại, là mẫu mực của dân doanh Trung Quốc.
Là một trong những doanh nghiệp đầu tàu ở tỉnh Triết Giang, Tập đoàn Bá Lạc Triết Giang dẫn đầu khai thác thị trường Đông Nam Á, và xây dựng "thành phố thương mại quốc tế Bá Lạc" tại khu biên mậu Thư Cáo Thụy Lệ thành phố Đức Hồng tỉnh Vân Nam, tạo ra mặt bằng thương mại nối liền tỉnh Triết Giang với khu vực Đông Nam Á và Nam Á.
Ông Tạ Bá Vinh cho rằng, khu vực Đông Nam Á là thị trường ưu tiên đầu tư ở hải ngoại của các thương gia Triết Giang sau này, việc thiết lập khu mậu dịch tự do có lợi cho các thương gia Triết Giang thiết lập quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn nữa với các nước Đông Nam Á, đây cũng là con đường tốt nhất cho các thương gia Triết Giang thực hiện tăng trưởng kinh tế.
Các thương gia Triết Giang đang đối mặt với nhiều thách thức trong khi đứng trước nhiều cơ hội, ông Tạ Bá Vinh nói với phóng viên:
"Ca-ta một mặt đã mang lại cơ hội phát triển cho các thương gia Triết Giang, mặt khác cũng mang lại một loạt thách thức như tỉnh Triết Giang và các nước A-sê-an có trình độ phát triển kinh tế khác nhau và nằm trong giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, các thương gia Triết Giang vẫn gặp khó khăn trong việc xử lý quan hệ giữa tự do hoá đầu tư và hợp tác công nghệ-kỹ thuật; tình hình 10 nước A-sê-an khác nhau, trình độ phát triển kinh tế không đều, môi trường đầu tư, cơ cấu thị trường, pháp quy thương mại, phong tục tập quán ở mỗi nước không giống nhau. Hiện nay các doanh nghiệp Trung Quốc trong đó có các doanh nghiệp tỉnh Triết Giang vẫn thiếu hiểu biết về những điều nói trên.
Các thương gia Triết Giang thông minh sẽ không vì thế mà từ bỏ thị trường A-sê-an rộng lớn. Ông Tạ Bá Vinh cho rằng, thách thức lớn nhất là có thể nắm bắt cơ hội hay không. Ông tin chắc rằng, Trung Quốc và A-sê-an chắc chắn sẽ thực hiện phồn vinh chung trong khuôn khổ Ca-ta. Ông nói:
"Lịch sử sẽ chứng minh, sự phát triển của Trung Quốc không thể tách rời với sự ủng hộ và phối hợp của các nước A-sê-an, bên cạnh đó sự phát triển của Trung Quốc cũng có thể góp phần phát triển khu vực A-sê-an. Khu mậu dịch tự do Trung Quốc-A-sê-an sẽ tạo cơ hội phát triển mới cho châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Cùng với khu mậu dịch tự do Trung Quốc –A-sê-an phát triển, 1,8 tỷ người trong khu vực này nhất định sẽ thực hiện phồn vinh chung và hợp tác cùng giành thắng lợi trong tương lai."
|